Nghèo giữa thị thành không người hỏi
Giàu tại rừng sâu lắm kẻ tìm
Nghèo giữa thị thành không người hỏi
Dị bản
Khó giữa chợ không ai màng tới
Giàu rừng sâu nhiều kẻ vãng lai
Nghèo giữa thị thành không người hỏi
Giàu tại rừng sâu lắm kẻ tìm
Khó giữa chợ không ai màng tới
Giàu rừng sâu nhiều kẻ vãng lai
Trời sinh trái mít có gai
Con hư tại mẹ dẫn trai vào nhà
Dầu cho năm lọc bảy lừa
Giàu sang tại số, nên hư tại mình
Đầu hôm đội nón đi chơi
Nghe đây tài chuyện, đẹp lời anh vô
Miệng còn hơi sữa
Chưa biết trở đũa mà tài khôn
Gió mưa là bệnh của trời
Ruộng khô nước cạn tại người không lo
Nghĩ xem cái nước Nam mình
Tây sang bảo hộ tài tình đến đâu?
Nghĩ xem tiền của ở đâu
Đưa ra mà bắc được cầu qua sông
Chả hay tiền của của chung
Đưa ra mà bắc qua sông Bồ Đề
Bắc cho thiên hạ đi về
Những cột dây thép khác gì nhện chăng
Tưởng rằng anh Pháp nghĩa nhân
Nào hay lấy của dân Nam làm giàu …
Chùa hư tốn ngói của làng
Anh hư cơ nghiệp tại nàng lang dâm
Ông tiển ông tiên
Ông có đồng tiền
Ông giắt mái tai
Ông cài lưng khố
Ông ra hàng phố
Ông mua miếng trầu
Ông nhai nhóp nhép
Ông mua con tép
Về nhà ăn cơm …
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc, đã đành có nơi.
(Truyện Kiều)
Tương truyền câu này do một nhà sư đặt ra để đố Lê Quý Đôn, lúc ấy còn kiêu ngạo cho treo tấm bảng Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn 天下疑一字來問 (ai không hiểu chữ gì thì đến mà hỏi) ngoài cổng. Điều lí thú là câu này còn có thể hiểu là "Ai không hiểu chữ nhất thì đến mà hỏi."
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.