Tìm kiếm "sao vua"

Chú thích

  1. Cây mận. Trong bài Quân Tử Hành của nhà thơ Tào Thực có câu “Qua điền bất nạp lí, lí hạ bất chỉnh quan” 瓜田不納履, 李下不整冠, nghĩa là (ở) ruộng dưa chớ xỏ giày, dưới gốc mận đừng sửa mũ (để tránh tình ngay lí gian).
  2. Tò vò
    Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.

    Con tò vò

    Con tò vò

  3. Thiên Hạt
    Tên dân gian là Thần Nông, còn gọi là chòm Bọ Cạp hoặc gọi tắt là sao Thần, một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía nam gần trung tâm của dải Ngân Hà. Nhà nông nước ta xưa kia xác định vụ lúa bằng cách quan sát biến đổi của chòm sao này.

    Chòm sao Thần Nông với đường nối tưởng tượng

    Chòm sao Thần Nông với đường nối tưởng tượng

  4. Ương
    Ươm hạt.
  5. Đồng hồ
    Nghĩa gốc là cái bình bằng đồng. Người xưa đo thời gian bằng cách chứa nước trong cái bình bằng đồng, dưới có lỗ cho nước đều đặn nhỏ xuống. Vì vậy trong thơ văn cổ hay dùng cụm từ "giọt đồng hồ" hoặc "giọt đồng" để chỉ thời gian.

    Đồng hồ ngày xưa

    Đồng hồ ngày xưa

  6. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  7. Già kén kẹn hom
    Kén của con tằm nếu để quá lâu sẽ dính chặt vào hom (những búi rơm, rạ hoặc cây rang, cây bổi...), khó gỡ ra. Ở đây có sự chơi chữ, chữ kén trong kén tằm đồng âm với kén trong kén chọn. Từ đó, nghĩa của câu thành ngữ này là nếu quá kén chọn dễ dẫn đến quá lứa, lỡ thì.
  8. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  9. Ngãi nhơn
    Nghĩa nhân (phương ngữ Nam Bộ).
  10. Quao
    Loại cây mọc hoang ven sông rạch, thân gỗ xốp, to lớn, vỏ có gai nhỏ, trái to bằng ngón tay cái, có hình sừng trâu. Nhựa quao dùng làm chất nhuộm vải, ruột dùng làm guốc mộc hay làm chất đốt. Lá, rễ, hoa, quả được dùng làm vị thuốc Đông y.

    Trái quao

    Trái quao

  11. Trắc nết
    Tính nết hư hỏng, không đứng đắn.
  12. Nài
    Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.

    Nài ngựa chở khách du lịch ở Đà Lạt

    Nài ngựa chở khách du lịch ở Đà Lạt