Tìm kiếm "cha trời mẹ đất"
-
-
Mình đành, cha mẹ chẳng đành
Mình đành, cha mẹ chẳng đành
Cũng như gáo nước tưới hành không tươi -
Em ở nhà báo hiếu mẹ thầy
-
Khó nghèo củi núi rau non
Khó nghèo củi núi rau non
Nuôi cha nuôi mẹ, cho tròn đạo con -
Tìm vàng tìm bạc còn ra
Tìm vàng tìm bạc còn ra
Em ơi tìm mẹ tìm cha khó tìm -
Ba tàn ba héo vì cây
-
Bông bần rụng trắng ngoài sân
-
Rạch Đông con nước chảy
Rạch Đông con nước chảy
Con cá nhảy, con tôm nhào
Hai đứa mình kết nghĩa, cha mẹ lẽ nào không thương -
Vườn xuân im ỉm còn gài
Vườn xuân im ỉm còn gài
Em mọng khiến bẻ cho ai một cành
Đã yêu anh bẻ cả cho anh
Giấu cha giấu mẹ rằng cành hoa rơi -
Ơn cha là ba ngàn bảy
-
Tại mẹ cha dứt tình tơ nguyệt
-
Mười phần thương bạn hết ba
Mười phần thương bạn hết ba
Bảy phần thương mẹ, nhớ cha vô cùng -
Anh nói với em không thiệt không thà
-
Con không cha thì con trễ
Con không cha thì con trễ,
Cây không rễ thì cây hư -
Chàng liều mình chàng như con không đẻ
-
Biển rộng mênh mông thấy thuyền với sóng
-
Em còn bé dại thơ ngây
Em còn bé dại thơ ngây
Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên
Cho nên duyên chẳng vừa duyên
Có thương thì vớt em lên hỡi chàng -
Kính cha tấm lụa tấm là, trọng cha tấm quà tấm bánh
Kính cha tấm lụa tấm là
Trọng cha tấm quà tấm bánh -
Bậu với qua duyên đà thậm bén
-
Lá thư vẽ dán cột đình
Chú thích
-
- Ghe cá
- Còn gọi là ghe rỗi, dùng để chuyên chở cá đồng từ miền Tây về Sài Gòn. Loại ghe này có điểm đặc biệt là mực nước trong ghe luôn cân bằng với mực nước sông bên ngoài để giữ cá luôn sống và ghe cũng luôn vững.
-
- Hiếu
- Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Ba
- Tiếng đọc chữ "hoa" dưới triều Nguyễn, để kiêng húy bà Hồ Thị Hoa, vợ của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau là vua Thiệu Trị).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Ở vậy
- Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Trực tiết
- Cái đốt cây tre thẳng (từ Hán Việt). Nghĩa bóng chỉ lòng ngay thẳng.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vong
- Quên (từ Hán Việt).
-
- Đủng đỉnh
- Còn gọi là cây đùng đình hay cây móc, là môt loài cây thuộc họ cau, lá cây có hình dáng giống như đuôi cá. Cây đủng đỉnh mọc hoang tại miền Nam nước ta. Trước đây, dân Nam Bộ thường dùng lá cây đủng đỉnh để làm cổng chào trong đám cưới.
-
- Gia phong
- Tập quán, hành vi (phong) của một gia tộc lưu truyền từ đời này sang đời khác (từ Hán Việt). Có thể hiểu là những nền nếp trong gia đình.
-
- Đẻ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Hiền thê
- Vợ hiền (từ Hán Việt).
-
- Đầm
- Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thậm
- Rất, lắm.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).