Vợ chồng đầu gối má kề
Lòng nào mà bỏ mà về sao đang
Hồ về chân lại đá ngang
Về sao cho dứt cho đang mà về
Tìm kiếm "về dầu"
-
-
Dầu ai bảo đợi bảo chờ
Dầu ai bảo đợi bảo chờ
Thì em nói dối con thơ em về -
Thân em như chổi đầu hè
Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi -
Em về thưa với mẹ cha
-
Ở đâu thơm húng, thơm hành
-
Dù ai buôn đâu bán đâu
-
Anh về ở trển cho vui
-
Dù ai buôn đâu bán đâu
-
Đầu tròn trùng trục như cục kỳ lân
-
Xứ Truồi ngọt mít thơm dâu
-
Mưa rơi cho ướt mái đầu
Mưa rơi cho ướt mái đầu
Giữa trời không nón dìu nhau ta về. -
Ai về Đồng Tháp mà coi
Ai về Đồng Tháp mà coi
Mộ ông Thiên Hộ trăng soi lạnh lùng
Bà con đùm đậu quanh vùng
Tháng giêng ngày giỗ xin đừng ai quênDị bản
Ai về Đồng Tháp mà coi
Mộ quan lớn Thượng trăng soi lạnh lùng
Bà con đùm đậu quanh vùng
Tháng giêng ngày giỗ xin đừng ai quên
-
Dù ai tế lễ nơi đâu
-
Quê anh ở tận nơi đâu
-
Cây trăm nhánh cùng về một cội
Cây trăm nhánh cùng về một cội
Nước nghìn sông chảy hội một dòng
Ai dầu lánh đục tìm trong
Em đây vẫn giữ một lòng với anh. -
Em về thì đi mau mau
Em về thì đi mau mau,
Em đừng ngó lại ruột đau chín từng!
Đi xa một chút ngó chừng,
Thấy em lệ nhỏ rưng rưng hai hàng. -
Phải chi cắt ruột đừng đau
Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột em trao anh mang về ! -
Đường về Phủ Quảng thì xa
-
Ra về anh đứng cửa chùa
Ra về anh đứng cửa chùa
Như chuốc lấy nhớ như mua lấy sầu
Trông em chẳng thấy em đâu
Thấy cô sư bác thêm sầu tương tư -
Chiếc tàu Nam Vang đầu đen mũi đỏ
Chú thích
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Hồ
- Gần. Cũng nói là hầu.
Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
đôi mắt người hồ như biển đông
có mưa-tôi-cũ về ngang đó
tự buổi thiên đàng chưa lập xong
(Bài nhân gian thứ nhất - Du Tử Lê)
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Chọi trâu
- Một môn thể thao truyền thống thường xuất hiện trong các lễ hội dân gian ở nước ta. Trong trận đấu, các "đấu thủ" trâu lao vào húc nhau cho đến khi có con chết hoặc bỏ cuộc. Lễ hội chọi trâu được tổ chức nhiều nơi, nhưng nổi tiếng và quy mô nhất lớn nhất là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm.
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Chợ Giang xưa là chợ trâu, phiên chính vào ngày rằm hàng tháng, đông nhất vào rằm tháng tám.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Võ Duy Dương
- (1827-1866) Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp (1862-1866) ở Đồng Tháp Mười. Ông giữ chức Thiên hộ, nên cũng được gọi là Thiên Hộ Dương. Ông sinh ra ở Bình Định, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, giỏi võ nghệ. Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm Gia Định rồi đánh chiếm thành Mỹ Tho (tháng 4/1861). Từ đó đến năm 1866, ông lần lượt liên kết với các thủ lĩnh nghĩa quân khác như Nguyễn Hữu Huân, Trương Định, Đốc binh Kiều, Trương Quyền... đánh Pháp. Tháng 10/1866, ông dùng thuyền theo đường biển ra Bình Thuận để cầu viện sự giúp đỡ của triều đình và liên lạc với nghĩa sĩ miền Trung nhằm gây dựng lại lực lượng, nhưng chẳng may đến cửa biển Cần Giờ thì bị cướp biển sát hại. Tại Gò Tháp (xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) nay vẫn còn đền thờ ông.
-
- Đùm đậu
- Đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau (giữa những người nghèo khổ).
-
- Ngũ liên
- Trống đánh từng hồi năm tiếng một, âm điệu thúc giục.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Quảng Hóa
- Gọi tắt là phủ Quảng, tên một phủ được thành lập dưới triều Nguyễn trên cơ sở chia tách từ phủ Thiệu Hóa, gồm các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Quảng Tế. Lị sở của phủ này ở gần thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay. Năm 1945, phủ này được chia thành các huyện tương ứng trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Địa danh Quảng Hóa không còn tồn tại nữa. Ở đây nổi tiếng món chè lam phủ Quảng.
-
- Vật Lại
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội.
-
- Tứ vi
- Bốn mặt vây quanh (từ Hán Việt).
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Châu thành
- Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.