Cha mẹ nàng đòi ba ngàn anh đi đủ chín ngàn
Anh mua gấm lát đàng, mua vàng lát ngõ
Chiếu bông, chiếu hoa trải ra sáng rõ
Mâm sơn, bát sứ, đũa ngự, chén ngà
Nhà ngói chín tòa phần anh liệu trăm cái
Trai như chàng trai đà xứng rể
Gái như nàng xứng điệu xuân nương
Voi bốn ngà anh chầu chực bốn phương
Họ anh đi bảy vạn, tiền anh tương chín ngàn
Cha mẹ em thách của em đừng khoe khoang
Tìm kiếm "thương em từ"
-
-
Nàng khoe tam cúc nàng cao
Nàng khoe tam cúc nàng cao,
Nên tôi hân hạnh được vào dự chơi.
Ba cô ngồi ở ba nơi,
Với tôi là bốn, đều ngồi khang trang.
Thoạt đầu đảo đảo, trang trang,
Bắt cái tam tịnh cái nàng gần tôi.
Sau khi bài đã chia rồi,
Mỗi người có tám cây bài trên tay.
Cầm bài tôi liếc thấy ngay,
Có hai tốt đỏ lại vầy tốt đen.
Kế đến là đôi xe đen,
Bộ ba tướng trắng còn kèm trên tay.
Bài tốt tôi giục gọi ngay,
Cô nàng gọi “một” đánh ngay sĩ điều.
Được rồi nàng gọi tiếp “đôi,”
Đánh đôi mã đỏ rồi ngồi đợi xem.
Lá này tôi ra xe đen,
Bắt đôi mã đỏ làm nàng xuýt xoa.
Được rồi tôi mới gọi “ba,”
Tướng sĩ tượng đỏ nàng ra bắt liền.
Bắt rồi hạ kết tốt đen,
Cả làng xúm lại để xem bài này.
Trách em bé, đứng cạnh tay,
Tánh nết nhanh nhảu, nói ngay một lời.
Sao bác dại thế bác ơi,
Có đôi tốt đỏ toan chui không đè.
Không dè, làng cũng không nghe,
Nàng đành phải chịu tôi đè tốt đen.
Bây giờ sự đã quả nhiên,
Nàng đành móc túi, xỉa tiền ra chung. -
Vè chợ
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè cái chợ
Sáng mơi xách rổ
Đi giáp một vòng
Hàng hóa mênh mông
Kêu bằng Chợ Lớn
Thiên hạ phát ớn
Là chợ Bình Đông
Ấm bụng no lòng
Kêu bằng Chợ Gạo
Thiệt là huyên náo
Là chợ Bến Thành
Xúm nhau giựt giành
Là chợ Bến Tranh
Ăn ở hiền lành
Đi chợ Thủ Đức … -
Giữa trưa đói bụng thèm cơm
Dị bản
Trưa trưa thấy đói thèm cơm
Ngó đùi em vợ tưởng tôm kho tàu
-
Đã mang lấy cái thân tằm
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu khôngDị bản
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.
-
Nguồn ân bể ái hẹn hò
Nguồn ân bể ái hẹn hò
Một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen
Công cha nghĩa mẹ thiếp đền
Xin chàng đừng có kết duyên chốn nào
Xin đừng đứng thấp trông cao
Xin đừng tơ tưởng chốn nào hơn đây
Xin đừng tham gió bỏ mây
Tham vườn táo rụng bỏ cây nhãn lồng.Dị bản
-
Nói ra sợ chị em cười
Nói ra sợ chị em cười
Rằng tôi ở giá vẫn mười đứa con
Lóng rày bụi đế còn non
Núp bờ, núp bụi sớm con muộn chồngDị bản
-
Em về Bồ Địch giếng vuông
Em về Bồ Địch giếng vuông
Sáo treo bốn bức, em buồn nỗi chi?
– Anh buồn em lại vui chi?
Vui thời vui gượng có khi khóc thầm.Dị bản
Anh về Bồ Địch giếng vuông
No cơm ấm chiếu, luông tuồng bỏ em
-
Anh trông em như cá trông mưa
Anh trông em như cá trông mưa,
Như con trông mẹ, chợ trưa chưa vềDị bản
-
Gặp em đây mới biết em còn
Dị bản
-
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát quên sao trên trờiDị bản
-
Xưa kia ai gảy đàn cầm
Xưa kia ai gảy đàn cầm
Cuộc cờ ai đánh dưới trần gian nguy
Ai mà tài đặt thơ ri
Ai mà uống rượu chín mươi bì không say?
Mong anh nói lại em hay
Em lui về lấy nhẫn đeo tay cho liền
– Xưa ông Bá Nha gảy đàn cầm
Cuộc cờ Đế Thích đánh dưới trần gian nguy
Tài Lý Bạch hay đặt thơ ri
Lưu Linh uống rượu chín mươi bì không say
Chàng đà nói đúng, thiếp tính răng đây thiếp hè -
Rượu kim lan ve vàng chước tửu
-
Chính sách em học đã thông
Chính sách em học đã thông
Chỉ vì túng thiếu xin ông ít nhiều -
Mưa từ thung lũng mưa ra
Mưa từ thung lũng mưa ra
Trèo non, lội suối em qua tìm chồng
Tìm chồng sao chẳng thấy chồng
Lênh đênh trôi dạt theo dòng tới đâu -
Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời
-
Đời có sinh có tử
Đời có sinh có tử
Có người dữ người hiền
Đố anh trong truyện Vân Tiên
Có ai thọ bịnh theo tiên chầu trời?
Ai bị một gậy bỏ đời?
Ai mà thổ huyết chết nơi gia đàng?
Ai mà vừa tới lâm san
Bị cọp ăn thịt chẳng oan ức gì?
Ai mà ăn ở bất nghì
Giữa đường bị cá nuốt đi?
Ai mà hùng hổ một khi
Kéo quân chật đất, ngựa phi dậy trời
Xưng tài giỏi nhất trần đời
Bị Tiên một nhát đứt lìa đầu đi?
Anh mà phân rõ thị phi
Em đây thí phát vô chùa đi tu … -
Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt
Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt
Lửa nhà máy hết cháy thành than
Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn
Kể từ khi em biết được chàng
Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tênDị bản
-
Thấy anh Hai tuồng chữ cũng thông
-
Trăm khúc sông, khúc lở khúc bồi
Trăm khúc sông, khúc lở khúc bồi
Miệng chàng nói thế, chàng ngồi chàng trông
Gió bên đông xin chàng gỡ giúp
Ngón tay tháp bút mà chấm chậu lan
Dù ai nói ngang chàng đừng ngao ngán
Trước thì là bạn sau nên vợ chồng
Em còn trong tròng xin chàng thong thả
Em quyết trận này trả của lấy anh
Em hai mươi tuổi xuân xanh
Thầy mẹ ép uổng dỗ dành vào cửa người ta
Cho nên duyên chẳng thuận hòa
Vợ chồng xung khắc xót xa nhiều bề
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngự
- Từ dùng để chỉ những vật hay việc thuộc về hoàng cung. Về sau hiểu rộng ra, những vật quý đôi khi cũng gọi là ngự.
-
- Xuân nương
- Người con gái trẻ trung, xinh đẹp (từ Hán Việt).
-
- Tam cúc
- Một trò chơi bài lá dân gian từng rất phổ ở miền Bắc, thường được chơi trong những khi rỗi rãi hoặc các dịp lễ tết. Bộ bài tam cúc có 32 lá với các quân tương tự như cờ tướng, chia làm hai loại là đỏ và đen. Xem thêm Cách chơi tam cúc.
-
- Mơi
- Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Lớn
- Tên chính thức là chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Lớn mới để phân biệt với chợ Lớn cũ (nay không còn), hiện nay thuộc địa bàn quận 6, giáp ranh quận 5 và quận 10, được xem là trung tâm mua bán của người Việt gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được Quách Đàm - một phú thương người Hoa - xây dựng vào năm 1928 (nên còn được gọi là chợ Quách Đàm), kiến trúc chợ mang nhiều nét Á Đông pha lẫn tân kì.
-
- Chợ Bình Đông
- Xưa là một trong bốn khu chợ lớn nhất quận 5. Năm 2008, chợ được xây lại và nay thuộc khu Bình Đông, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, gần bến Bình Đông trên kênh Tàu Hũ (theo Địa chí quận 5, xuất bản năm 2000).
-
- Chợ Gạo
- Một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có con sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Chợ Bến Tranh
- Một ngôi chợ thuộc tỉnh Tiền Giang, hiện là vựa nông sản của các xã ven thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
-
- Thủ Đức
- Một địa danh thuộc Sài Gòn, nay là quận ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi Thủ Đức, có ý kiến cho rằng xưa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Lại có thuyết khác cho ông Tạ Dương Minh lấy tên vị quan tên Đức trấn thủ ngọn đồi nơi đây đặt tên chợ để tỏ lòng biết ơn.
-
- Kho tàu
- Cách kho thức ăn (thịt, cá, tôm) theo kiểu người Tàu: kho với nước dừa, vị hơi ngọt, nước có màu đỏ. Nhà văn Bình Nguyên Lộc có một cách giải thích khác về tên gọi: "Thịt kho tàu không phải là món ăn của người…Tầu.
Đúng ra là “tàu”. Tàu đây hiểu theo người Nam ở miệt dưới như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ.
Tàu nghĩa là…“lạt”.
Và kho tàu là kho lạt lạt chứ không phải là kho mặn.
Tàu chứ không phải là…Tầu hay kho theo Tầu. Vì bên Tầu lạnh nên không có dừa để có
nước dừa tươi chêm vào nồi thịt kho tàu."
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Lóng rày
- Dạo này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lách
- Cũng gọi là đế, một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang, thân nhỏ lá cứng, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Son
- Còn trẻ chưa có vợ, chưa có chồng.
-
- Bồ Địch
- Một làng có nghề truyền thống là sản xuất chiếu và mành tre, sáo trúc, nay thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Giếng vuông
- Giếng có miệng hình vuông (chứ không phải hình tròn như loại giếng thông thường), thường được tìm thấy ở các vùng đất trước đây có người Chăm sinh sống (Bình Định, Hội An...), còn được gọi là giếng Chăm, giếng Hời.
-
- Sáo
- Còn gọi là mành sáo, là tấm đan bằng tre, có nan to, thường treo trước nhà hoặc gần cửa sổ để che nắng. Sáo cũng có thể được treo trước bàn thờ.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Bão lụt năm Thìn
- Một trận bão lụt lớn xảy ra vào năm Giáp Thìn (1904), gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, và còn lan ra đến tận Thừa Thiên-Huế. Trong quyển Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh và Gò Công cảnh cũ người xưa của Việt Cúc có viết về trận bão lụt năm Thìn này, như sau: Từ 10 giờ cho đến 3 giờ chiều ngày 16-3 âm lịch, mưa không ngớt hạt. Từ 4 giờ chiều cho đến về đêm, gió càng ngày càng thổi mạnh, trốc gốc cây, trốc nóc nhà, tường xiêu vách đổ. Sóng chụp cao 3,5m, cuốn mất nhà cửa và người ra biển. Rắn rít bò khắp nơi, cắn chết nhiều người. Qua ngày 17-3 âm lịch, nước dần rút, người người đi tìm xác thân nhân. Hôm sau mới thấy mặt đất, quang cảnh thật là hãi hùng. Mãi đến ngày 19-3 âm lịch chính quyền mới tổ chức chôn cất những người chết, hễ gặp đâu thì chôn đó. Bọn trộm cướp thừa cơ đi gỡ bông tai, vòng vàng trên các xác chết. Kết quả thống kê: Mỹ Tho thiệt hại 35%, các vùng phụ cận tỉnh Mỹ Tho từ Thừa Đức lên tới An Hồ 30% nhà cửa sập đổ, vườn dừa bị gãy; Gò Công trên 60%, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển vùng cửa Khâu, làng Kiểng Phước, Tân Bình Điền, Tân Thành, Tăng Hòa..., 60% nhà cửa bị sập, 80% gia súc chết.
Vào các năm Nhâm Thìn (1952), Giáp Thìn (1964), Bính Thìn (1976) cũng xảy ra những trận lụt lớn.
-
- Chợ Ba Kè
- Một chợ lâu đời nay thuộc xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Chợ Giồng Ké
- Tên mới là chợ Trung Ngãi nhưng người dân vẫn quen gọi là Giồng Ké, một ngôi chợ lâu đời nay thuộc xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Cài chữ sen
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cài chữ sen, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đế Thích
- Một nhân vật thần thoại, được lập đền thờ ở một số nơi. Tương truyền Đế Thích đánh cờ tướng rất giỏi, có khi chấp đối phương cả đôi xe mà vẫn thắng.
-
- Lý Bạch
- (701- 762) Nhà thơ lớn trong lịch sử Trung Quốc, được hậu bối sùng bái tôn làm Thi Tiên. Ông thích ngao du sơn thủy và làm thơ rất nhiều, tương truyền tới hơn 20.000 bài, nhưng làm cho vui rồi vứt, thơ ông được truyền tụng đến nay phần lớn nhờ dân gian ghi chép lại. Lý Bạch còn nổi tiếng mê rượu, chuyện kể lúc ông cáo quan về quê, vua Đường Minh Hoàng ban tặng rất nhiều vàng bạc nhưng ông từ chối cả, sau được vua cho quyền uống rượu tại bất kì quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ được thanh toán vào ngân khố.
-
- Lưu Linh
- Tự là Bá Luân, người đất Bái, đời Tấn (Trung Quốc) trong nhóm Trúc lâm thất hiền (bảy người hiền trong rừng trúc). Ông dung mạo xấu xí, tính tình phóng khoáng, thích uống rượu và uống không biết say. Ta hay gọi những người nghiện rượu là "đệ tử của Lưu Linh" là vì vậy.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hè
- Nhỉ (phương ngữ Trung Bộ). Như lạ hè (lạ nhỉ), hay hè (hay nhỉ)...
-
- Kim lan
- Bạn bè tâm đầu ý hợp, do lấy từ hai chữ của một câu trong Kinh Dịch: Nhị nhân đồng tâm kỳ lợi đoạn kim, đồng tâm chi ngôn kỳ xú như lan (hai người đồng tâm với nhau lợi có thể chặt đứt được vàng, lời nói đồng tâm thì mùi thơm như hoa lan). Rượu kim lan là rượu hai người bạn tri kỉ mời nhau.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Chước tưởu
- Rót rượu mời (chữ Hán).
-
- Tương tri
- Hiểu nhau, biết rõ lòng nhau (từ Hán Việt).
-
- Xem chú thích Tri âm.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Luống chịu
- Đeo đẳng mãi hoàn cảnh không may mà đành phải chấp nhận (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Song toàn
- Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Thọ bịnh
- Thọ bệnh, bị bệnh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gia đường
- (Gia: nhà, đường: nhà lớn) nhà cửa ở có thờ phụng ông bà. Cũng dùng để chỉ cha (xuân đường) và mẹ (huyên đường). Người Nam Bộ phát âm thành gia đàng.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Vô nghì
- Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Thí phát
- Cắt tóc (phương ngữ).
-
- Chùa Ông Bổn
- Tên của một số ngôi chùa do người Hoa ở Việt Nam lập ra để thờ Bổn đầu công Trịnh Hòa, nhà hàng hải và thám hiểm nổi tiếng của Trung Quốc. Ở Chợ Lớn, chùa này còn có tên là miếu (hoặc hội quán) Nhị Phủ. Ở Hội An, chùa còn có tên là hội quán Triều Châu.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cầu Lầu
- Tên một con rạch thuộc thành phố Vĩnh Long. Có nguồn cho rằng khi xưa con rạch có tên là kinh Huỳnh Tá, nhưng từ khi quan trấn thủ cho lập một cây cầu bắc qua con rạch, đồng thời cho lập một "vọng gác" ở trên cầu, thì con rạch được gọi là rạch Cầu Lầu. Trước đây rạch Cầu Lầu là một thủy lộ quan trọng để ra vào thành Vĩnh Long, nhưng nay đã bị cạn và hẹp dần, nên chỉ có các phương tiện tàu ghe vừa và nhỏ lưu thông được.
-
- Tuồng
- Có vẻ.
-
- Bao Công
- Tên thật là Bao Chửng, cũng gọi là Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, làm quan dưới thời Tống Nhân Tông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng thanh liêm, nghiêm minh, được nhân dân suy tôn là Bao Thanh Thiên (trời xanh). Hình tượng Bao Công trong dân gian được khắc họa là một người mặt đen, trán có hình trăng lưỡi liềm, được nhiều người tài như Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ theo phò tá. Tuy nhiên, đa số những chi tiết này không có thật trong lịch sử.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).