Tìm kiếm "mấy đời"
-
-
Trời mưa thấm ướt lá bầu
Trời mưa thấm ướt lá bầu
Mấy ai lấy được cô dâu hiền lành -
Đôi ta như nút với khuy
Đôi ta như nút với khuy
Như mây với núi, biệt ly không đànhDị bản
Đôi ta như cúc với khuy,
Như kim với chỉ, bỏ đi sao đành?
-
Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
-
Ra đi chưn bước dịu dàng
-
Dạo chơi Bàn Thạch thanh nhàn
-
Tình cờ sao khéo tình cờ
Tình cờ sao khéo tình cờ
Họa may thì gặp, đợi chờ thì không -
Thương anh ăn nói thiệt thà
-
Nghe tin em hay hát hay hò
Nghe tin em hay hát hay hò
Qua mấy sông anh cũng lội, qua mấy đò anh cũng sang -
Tay bưng hộp thiếc cau đầy
-
Trăng lên khỏi núi trăng sáng
-
Đưa nhau một bước lên đàng
-
Trồng tre trước ngõ ngay hàng
Trồng tre trước ngõ ngay hàng
Tre lên mấy mắt, thương chàng mấy năm
Thương chàng từ thuở mười lăm
Bây giờ hai mốt, sáu năm rõ ràng -
Quê anh ở tận nơi đâu
-
Ai mà bày đặt dị kì
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Ba má bày đặt cho anh
Áo bà ba may hai túi đựng dầu chanh o mèoDị bản
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Đời bây giờ ăn ở khôn lanh
Sắm hai cái túi đựng dầu chanh o mèo
-
Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt
Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt
Lửa nhà máy hết cháy thành than
Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn
Kể từ khi em biết được chàng
Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tênDị bản
-
Nghe anh bôn tẩu bấy lâu
-
Trầu ăn không béo mà thèm
-
Trăng lên khỏi núi trăng tròn
-
Ngồi buồn tước lạt bẻ cò
Chú thích
-
- Nhởi
- Chơi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Hồ Trúc Bạch
- Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Sông Bàn Thạch
- Phần thuợng lưu của sông Đà Nông, một con sông chảy qua tỉnh Phú Yên. Sông dài 60 cây số, phát nguyên tại Hòn Dù, một nhánh của Trường Sơn cao 1104m, chảy qua các xã thuộc tổng Hòa Đa và Hòa Đồng rồi ra cửa Đà Nông. Mùa lụt sông chảy xiết vì nước lũ từ các con suối tràn về. Mùa nắng, nước Bàn Thạch chảy lờ đờ, lòng sông cạn nên chỉ lợi cho nông nghiệp.
Tương truyền sông Bàn Thạch là thánh địa của loài cá sấu. Dưới đời Minh Mạng, quan sở tại Phú Yên tâu rằng cá sấu ở đây hại người hơn cả cọp, xin thưởng cho ai giết cá sấu như giết cọp. Dân hai bên bờ nộp nhiều bộ da cá sấu để lãnh thưởng.
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Thiệt thà
- Thật thà (thổ ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gầy
- Gây ra (nghĩa tích cực), tạo dựng, vun vén để đạt được một thành quả nào đó.
-
- Tự
- Tại, bởi vì (từ cổ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Châu
- Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Dầu chanh
- Tinh dầu làm từ vỏ chanh, mùi rất thơm và có nhiều công dụng: khử mùi, diệt khuẩn, làm đẹp...
-
- O mèo
- Tán tỉnh để bắt nhân tình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chùa Ông Bổn
- Tên của một số ngôi chùa do người Hoa ở Việt Nam lập ra để thờ Bổn đầu công Trịnh Hòa, nhà hàng hải và thám hiểm nổi tiếng của Trung Quốc. Ở Chợ Lớn, chùa này còn có tên là miếu (hoặc hội quán) Nhị Phủ. Ở Hội An, chùa còn có tên là hội quán Triều Châu.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cầu Lầu
- Tên một con rạch thuộc thành phố Vĩnh Long. Có nguồn cho rằng khi xưa con rạch có tên là kinh Huỳnh Tá, nhưng từ khi quan trấn thủ cho lập một cây cầu bắc qua con rạch, đồng thời cho lập một "vọng gác" ở trên cầu, thì con rạch được gọi là rạch Cầu Lầu. Trước đây rạch Cầu Lầu là một thủy lộ quan trọng để ra vào thành Vĩnh Long, nhưng nay đã bị cạn và hẹp dần, nên chỉ có các phương tiện tàu ghe vừa và nhỏ lưu thông được.
-
- Bôn tẩu
- Chạy ngược xuôi để mưu cầu việc gì.
-
- Nghệ An
- Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.
Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...
-
- Phồn hoa
- Có đời sống náo nhiệt và xa hoa (từ Hán Việt).
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Ngãi nhơn
- Nghĩa nhân (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Xuân xanh
- Tuổi trẻ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Bẻ cò
- Bẻ gập lại thành từng khúc để đếm (mỗi khúc là một lần).
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).