Heo chết không sợ nước sôi
Tìm kiếm "thần bếp"
-
-
Bấy nay trèo ải trèo non
Dị bản
Một ngày mấy lượt trèo cau,
Lấy gì làm đẹp, làm giòn, hở anh?
-
Chẳng làm người bảo rằng ươn
Chẳng làm người bảo rằng ươn
Làm thì xương sống xương sườn phơi ra. -
Thân em mười sáu tuổi đầu
Thân em mười sáu tuổi đầu
Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người
Nói ra sợ chị em cười
Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay
Tối về đã mấy năm nay
Buồn riêng thì có, vui rày thì không
Ngày thời vất vả ngoài đồng
Tối về thời lại nằm không một mình
Có đêm thức suốt năm canh
Rau heo, cháo chó, loanh quanh đủ trò -
Thân em như ớt chín cây
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòngDị bản
Em như ớt chín trên cây
Tuy tươi ngoài vỏ, nhưng cay trong lòng
-
Một ngày hai sáu đồng xu
Một ngày hai sáu đồng xu
Đi sương về mù, khổ lắm ai ơi! -
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
-
Em như cây quế giữa rừng
Dị bản
Thân em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hayỞ như cây quế trong rừng
Cay không ai biết, ngọt đừng ai hay
-
Tưởng rằng cây cả bóng cao
Tưởng rằng cây cả bóng cao
Em ghé mình vào trú nắng đỡ mưa
Ai ngờ cây cả lá thưa
Ngày nắng rát mặt, ngày mưa ẩm đầuDị bản
Ngỡ rằng cây cả bóng cao
Thiếp ẩn mình vào tránh nắng cùng mưa
Ai ngờ cây cả lá thưa
Ẩn nắng nắng hắt, ẩn mưa mưa vào
-
Trách chàng ăn ở chấp chênh
-
Công anh làm rể ba năm
Công anh làm rể ba năm
Chiếu chả được nằm, đất lại cắm chông
Con bà bà lại gả chồng
Để tôi vất vả tốn công nhiều bề -
Nói thương cha mẹ biểu không
-
Gần chùa chẳng được ăn xôi
Gần chùa chẳng được ăn xôi
Gần nàng chẳng được sánh đôi cùng nàng. -
Có chồng chẳng được đi đâu
Có chồng chẳng được đi đâu
Có con chẳng được đứng lâu một giờ. -
Chàng đà yên phận tốt đôi
Dị bản
Chàng giờ an phận tốt đôi
Em đây lỡ lứa mồ côi một mình
-
Công em vun vén cây hồng
-
Công em vun đất trồng đào
Công em vun đất trồng đào
Đến ngày ăn quả thời rào mất cây
Biết rằng nông nỗi thế này
Thời em bẻ sạch những ngày đào non. -
Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối
-
Thân em như cam quýt bưởi bòng
-
Cùng nhau một bọn đi thi
Chú thích
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Mười hai bến nước
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng “Con gái mười hai bến nước” là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần.”
Mười hai bến nước, một con thuyền
Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)