Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên trong nát bấy như đường trâu đi
Tìm kiếm "Giường"
-
-
Nước ngã ba chảy ra giồng Dứa
-
Nửa đêm trời đổ mưa giông
-
Nực cười thầy bói soi gương
Nực cười thầy bói soi gương
Thầy tu chải chấy, cá mương hóa rồng -
Đêm nay trăng sáng như gương
-
Mắt sáng lúng liếng như gương
Mắt sáng lúng liếng như gương
Mối tình chung thủy khó đường bền lâu -
Khen ai dạ sáng như gương
Khen ai dạ sáng như gương
Tối trời như mực, biết quen mà mừng -
Khen ai nho nhỏ mắt tỏ như gương
-
Sảy chân, gượng lại còn vừa
Sảy chân gượng lại còn vừa
Sảy miệng biết nói làm sao bây giờ -
Ai đi trên bộ, giống bộ cô Mười
Ai đi trên bộ, giống bộ cô Mười
Hàm răng khít rịt, miệng cười có duyên -
Đĩ có tông, ai giồng nên đĩ
-
Đèn ai leo lét trên non
Đèn ai leo lét trên non
Giống đèn bạn ngọc, ẵm con trông chồng -
Đèn ai leo lét bên sông
Đèn ai leo lét bên sông
Giống đèn mẹ chồng đi rước nàng dâu -
Người hay nói xấu sau lưng
Người hay nói xấu sau lưng
Giống như rắn độc cắn chừng phía sau -
Nước Nam trai sắc gái tài
-
Bạc kia pha lộn với chì
-
Chớ thấy áo rách mà cười
-
Đẻ đứa con trai
-
Sông Cung uốn lượn cong cong
-
Trông trăng mà thẹn với trời
Trông trăng mà thẹn với trời
Soi gương mà thẹn với người trong gương
Thân này đáng giá nghìn vàng
Bắt đem dãi nắng dầm sương bấy chầy
Sao lòng nhiều nỗi đắng cay
Bấy lâu thảm chất sầu xây nên thành
Chú thích
-
- Giồng Dứa
- Một bộ phận của Ba Giồng ở tỉnh Tiền Giang, xuất phát từ xã Tam Hiệp chạy đến cặp lộ Đông Dương (quốc lộ I) thuộc ấp Đông xã Long Định huyện Châu Thành, nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 10km về phía Tây. Do ở đây có nhiều cây dứa gai mọc hoang um tùm nên nhân dân địa phương gọi là Giồng Dứa.
-
- Châu
- Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Mương
- Đường nước do con người đào để dẫn nước.
-
- Tông
- Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Châu Thị Tế
- (1766-1826) Có sách chép Châu Thị Vĩnh Tế, vợ chính của Thoại Ngọc Hầu. Quê bà ở làng Quới Thiện, nằm trên Cù Lao Dài trên sông Cổ Chiên. Khi gia đình Nguyễn Văn Thoại chạy loạn vào Nam, định cư ở Cù Lao Dài, quen biết và hỏi cưới bà năm 1788. Bà nổi tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp của chồng. Trong công cuộc khai phá bờ cõi, xây đường, đặc biệt là công trình đào kênh nối liền Châu Đốc - Hà Tiên, bà cũng góp sức lớn trong việc đôn đốc, quản lí. Để ghi công trạng, vua Minh Mạng đã lấy tên bà đặt cho công trình, nay là kênh Vĩnh Tế. Bà được chôn cất trong lăng mộ của Thoại Ngọc Hầu tại Núi Sam, Châu Đốc, cũng gọi là Vĩnh Tế Sơn.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Trùm
- Người đứng đầu một phường hội thời xưa.
-
- Con long
- Con rồng.
-
- Khúc Phụ
- Tên cũ của một làng, nay thuộc xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, được bao quanh bởi sông Cung.