Kể chuyện ông huyện về quê
Có hai hòn ngọc kéo lê dọc đàng
Bà huyện cứ tưởng hòn vàng
Đánh trống đánh phách cả làng ra khênh
Tìm kiếm "đằng đông"
-
-
Nhọ đen cũng thể là vàng
Nhọ đen cũng thể là vàng
Đá hoa chạm vẽ lót đàng mà đi -
Làm sao hiệp mặt đôi ta
-
O bà cũng nỏ mần chi
-
Đã có mắt thì xem đàng
Đã có mắt thì xem đàng
Có phải cận thị ngó quàng ngó xiên? -
Đặng chẳng mừng, mất chẳng lo
-
Đặng buồng này khuây buồng nọ
-
Ở đây rìu rịt lấy chàng
-
Một mẹ sinh đặng ngàn con
-
Biết có sống đặng đến mai mà để củ khoai đến mốt
Biết có sống đặng đến mai mà để củ khoai đến mốt
Dị bản
Ai biết có sống đến mai mà để củ khoai đến mốt
-
Đặng phe của mất phe con
-
Tưởng là ơn nghĩa đặng gần
Tưởng là ơn nghĩa đặng gần
Hay đâu nhân nghĩa xa lần ông mai
Tay cầm gàu nước sớt hai,
Bằng nay tưới lựu, bằng mai tưới đào
Muốn gần, ơn nghĩa muốn trao
Nghĩa nhân còn tại biết làm sao cho gần. -
Bên em nứt nẻ đã yên
-
Ra đàng hỏi con, nào ai hỏi của
Ra đàng hỏi con, nào ai hỏi của
-
Mật ngọt càng tổ chết ruồi
Mật ngọt càng tổ chết ruồi
Những nơi cay đắng là nơi thật thà -
Mướp đắng đã có mạt cưa
Dị bản
Mướp đắng đã có mạt cưa
Bố bay hay lừa gặp mẹ hay điêu
-
Con ơi nhớ lấy lời cha
-
Đố ai trên Bạch Đằng giang
-
Một tay đun chín bếp rơm
Một tay đun chín bếp rơm
Một tay nạo mướp chị nhường chồng choDị bản
Một tay đun chín bếp rơm
Tay vo bánh lọc chị nhường chồng cho
-
Đôi ta trót đã nặng tình
Đôi ta trót đã nặng tình
Lấy nhau e ngại gia đình thấp cao
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Nỏ mần chi
- Chẳng làm gì (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng chẳng mừng, mất chẳng lo
- Vô tâm, được mất chẳng hề gì.
-
- Khuây
- Làm lơ, lảng đi, bỏ qua, không nghĩ tới.
-
- Đặng buồng này khuây buồng nọ
- Chê thói vong ân, tương tự câu Có mới nới cũ.
-
- Rìu rịt
- Không rời, giữ rịt.
-
- Chợ phiên Cam Lộ
- Gọi tắt là chợ Phiên, một phiên chợ ở thị trấn Cam Lộ, Quảng Trị. Trước đây, chợ phiên Cam Lộ được xem là một trung tâm thương nghiệp lớn có tiếng ở Quảng Trị, nhóm họp cách 5 ngày, vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch hàng tháng. Theo hồi ức của một số bô lão ở làng Cam Lộ, chợ đã được dời qua nhiều địa điểm khác nhau: trước thế kỷ 19, chợ nhóm họp ở Tân Tường (km 15 của Đường 9), về sau chuyển về Bến Đuồi, bên bờ sông Hiếu. Từ khi được chuyển về Bến Đuồi, chợ được mở mang, xưng danh là Tiểu Trường An. Chợ là nơi quy tụ hàng hóa, đặc sản từ khắp các nơi: Huế, Quảng Bình, Lào... Thậm chí thuyền buôn của Nhật, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... vào Cửa Việt cũng đến đây giao thương.
-
- Đặng phe của mất phe con
- Được này mất kia, mọi sự khó được vuông tròn.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Bạch Đằng
- Một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông...
-
- Đọc thêm về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 tại đây.
-
- Nam Hán
- Một vương quốc tồn tại từ năm 917 đến năm 971, trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (907-960), địa bàn trải dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc, kinh đô đặt ở Hưng Vương Phủ, ngày nay là thành phố Quảng Châu. Tên nước ban đầu là Đại Việt, sau đó đổi thành Đại Hán, trong sử gọi là Nam Hán để phân biệt với nước Bắc Hán trong cùng thời kì.
Nam Hán giáp giới với nước ta, lúc ấy có tên là Tĩnh Hải quân (quân là một đơn vị hành chính quân sự đặt ra thời Đường, mỗi quân do một Tiết độ sứ cai trị). Trong một thời gian ngắn (từ khoảng 930-931), Nam Hán chiếm được Tĩnh Hải quân (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay) nhưng không giữ được do bị Dương Đình Nghệ đánh đuổi. Năm 937, Kiều Công Tiễn, hào trưởng đất Phong Châu (Phú Thọ) - nổi lên giết chết Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân là Dương Đình Nghệ để nắm quyền, cũng xưng là Tiết độ sứ. Con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền nghe tin, từ Ái Châu (Thanh Hóa) đem quân ra đánh. Kiều Công Tiễn cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán liền đưa quân sang, nhưng bị đánh bại tại trận Bạch Đằng (năm 938).
-
- Ngô Quyền
- (898 - 944) còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử nước ta. Năm 938, ông lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng lịch sử, chính thức kết thúc một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.