Ở sao cho xứng làm người
Bụng dạ bất chính thiện hạ cười thúi râu
Tìm kiếm "sao chín cái"
-
-
Mong sao đã đến tháng Giêng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vì sao mà vú em sưng
Vì sao mà vú em sưng
Mà bụng em ĩnh, mà lưng anh gù
– Chỉ vì tại bố thằng cu
Đêm đêm nó chọc vào mu con rùa -
Ở sao như lụa đừng phai
-
Ở sao cho vẹn cho toàn
-
Con sao con hổng giống cha
Dị bản
- Con bướm không nghe lời chaNhư con chát là nửa trắng nửa đen
-
Thương sao thấy mặt thương liền
-
Làm sao hiệp mặt đôi ta
-
Nước sao nước chảy lộn vòng
Nước sao nước chảy lộn vòng
Mấy thằng chặn vịt là chồng của em
Nước sao nước chảy lộn lên
Mấy thằng chặn vịt không nên thằng nào -
Ở sao phải biết trước sau
Ở sao phải biết trước sau
Lòng cay nghiệt lắm lấy đâu đẹp đời -
Trần sao âm vậy
Trần sao âm vậy
-
Thương sao thấy mặt thương đành
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gỗ sao gỗ nặng trì trì
Gỗ sao gỗ nặng trì trì,
Gỗ nghe chuyện đụ gỗ đi ầm ầm -
Người sao như chỉ thêu màn
-
Ăn cơm sao đặng mà mời
-
Sông sâu sào vắn khó dò
-
Dứt dây sao nỡ dứt chồi
Dị bản
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương
-
Người làm sao, của chiêm bao làm vậy
Người làm sao, của chiêm bao làm vậy
Dị bản
-
Trách trời sao vội mưa giông
Trách trời sao vội mưa giông,
Trách em sao vội lấy chồng bỏ anh. -
Chu choa sao nắng bể đầu
Chú thích
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
-
- Trinh Sơn
- Tên nôm là làng Chiêng, nay thuộc địa phận xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đặc sản bún gọi là bún làng Chiêng. Bến đò ở đây cũng gọi là bến Chiêng.
-
- Lụa
- Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ...
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
(Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
-
- Giao ngôn
- Lời hứa, lời ước hẹn (giao nghĩa là bền chặt).
-
- Phụ
- Làm trái với lời hẹn ước, hoặc phản lại công ơn hay lòng tin của ai đó. Từ này cũng được dùng để chỉ hành động đối xử tệ bạc với người đã có quan hệ yêu thương gắn bó.
-
- Vong
- Chết, mất (từ Hán Việt).
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cát nhòn
- Cát bị nước nên vón lại.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bào hao
- Hùa theo, bắt chước theo mà không biết đến hậu quả.
-
- Chu choa
- Cũng viết là chu cha, thán từ người miền Trung thường dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên, sợ hãi, vui vẻ...
-
- Ngõ hầu
- Rồi mới có thể, sao cho đạt được (từ cũ).
"Thôi thì ai cũng hết sức tự tô lục chuốt hồng, chiều chuộng nịnh hót đức lang quân, ngõ hầu được với luôn thì đã đủ là hân hạnh. Ngày thì họ là những tay quản gia đồn điền của ông chủ. Đêm đến họ là vợ..." (Giông tố - Vũ Trọng Phụng)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).