Đêm nằm lưng không bén chiếu, tay níu thành giường
Thương em quá độ, quên đường tử sanh
Đêm nằm nghe tiếng sáo thanh
Nhớ thương người nghĩa, cơm canh bỏ liều
Tìm kiếm "chiếu vua"
-
-
Chợ phiên nẫu họp buổi chiều
-
Ăn bữa trưa nghĩ bữa chiều
Ăn bữa trưa nghĩ bữa chiều
Làm người phải tính mọi điều trước sau -
Dở dang dang dở khi chiều
Dở dang dang dở khi chiều
Mưa rơi chớp giật cũng liều mà đi -
Hoa thơm ai chả muốn chiều
Hoa thơm ai chả muốn chiều,
Thấy hoa ai chẳng nâng niu vịn cành.
Hoa sao hoa khéo mần thinh,
Người yêu hoa chẳng đoái tình với ta -
Thương hỡi thương nhện vương xuống chiếu
Thương hỡi thương nhện vương xuống chiếu
Em ở chi một mình rồi đau yếu ai nuôi -
Anh coi đồng tiền sớm mai còn chiều mất
-
Mai lôn, chiều nhổ, không có cổ mà ăn
-
Giường cẩm lai, trải chiếu rộng thình
-
Cơm có bữa, chợ có chiều
Cơm có bữa,
Chợ có chiều -
Anh về Bàn Thạch, em trải cái chiếu sạch anh nằm
-
Hồi nào ăn một nồi, ngồi một chiếu
-
Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm
Dị bản
Sớm mưa, trưa nắng, chiều nồm
Cười đó khóc đó một mồm mà ra
-
Gái thương chồng đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm
-
Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới
-
Vè ở tù
Chiều chiều vào khám
Như công chúa vào lầu
Bận áo không bâu
Như mình mang thiết giáp
Thầy chú đánh đạp
Như thí võ Tràng An
Quần áo lang thang
Như mình mang giáp trụ
Tuông bờ lướt bụi
Như Khương Thượng tán binh … -
Tay cầm tờ giấy
Dị bản
Tay cầm tờ giấy
Bước lên ngai vàng
Pháo nổ đùng đoàng
Mưa rơi mưa rơi
Hoàng tử chào đời
-
Ba gian nhà khách
Ba gian nhà khách
Chiếu sạch giường cao
Mời các thầy vào
Muốn sao được thế
Mắm Nghệ lòng giòn
Rượu ngon cơm trắng
Các thầy dù chẳng sá vào
Hãy dừng chân lại em chào cái nao
Đêm qua em mới chiêm bao
Có năm ông cử bước vào nhà em
Cau non bổ, trầu cay têm
Đựng trong đĩa sứ em đem kính mời
Năm thầy tốt số hơn người
Khoa này tất đỗ, nhớ lời em đây -
Mai anh mượn cái rế
-
Nhớ xưa trả nợ ba đời
Chú thích
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Thiên kim
- Ngàn vàng (từ Hán Việt).
-
- Lôn
- Trồng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cẩm lai
- Một loại cây cao, tán rộng, cho gỗ rất cứng. Gỗ cẩm lai là một loại gỗ quý, được khai thác để làm nhà cửa, bàn ghế, đồ thủ công mĩ nghệ...
-
- Bàn Thạch
- Tên một ngôi làng nay thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ sông Thu Bồn. Tại đây có nghề truyền thống là làm chiếu cói.
-
- Than lời thiết yếu, xử dạ nhất như
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Than lời thiết yếu, xử dạ nhất như, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Mai
- Buổi sáng.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Gạo hom
- Một loại gạo đặc sản của tỉnh Thái Bình. Cây lúa hom thân dài, ưa những chân ruộng trũng. Hạt lúa hom bầu như hạt nếp cái hoa vàng, đuôi hạt thóc có râu. Cơm nấu bằng gạo hom vừa thơm, vừa dẻo vừa đậm đà.
-
- Giường hòm
- Loại giường trên giường dưới hòm, vừa dùng để nằm vừa dùng chứa quần áo, đồ trang sức hoặc thóc gạo, ngày xưa chỉ những nhà khá giả mới có.
-
- Hải Triều
- Tên Nôm là làng Hới, một làng nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, có nghề truyền thống là dệt chiếu. Chiếu Hới có nhiều loại khác nhau: cải, đậu, đót, trơn, kẻ dọc màu, ít hoa, cạp điều, sợi xe... Chiếu mới có màu trắng ngà, ưa nhìn, mùi thơm dễ chịu của cói đồng, dùng lâu ngả sang màu vàng, trơn nhẵn, độ mềm vừa phải. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình theo tên tỉnh.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Trường An
- Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.
-
- Giáp trụ
- Từ chữ giáp 甲 áo dày, áo giáp, và trụ 冑 mũ đội ra trận để phòng tên đạn.
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Đây được cho là mấy câu hát sáo mời mọc sĩ tử của những cô hàng cơm ở Thăng Long ngày xưa mỗi khi ở đây tổ chức kì thi Hương. Các nhà trọ, hàng cơm thường tập trung ở gần trường thi, người trước gọi khu ấy là xóm học trò. Theo Doãn Kế Thiện trong Hà Nội cũ: "Xóm học trò ở vào chỗ nào? Cứ xem như tập Long thành tạp thoại thì di chỉ xóm ấy ở vào khoảng đầu vườn hoa Cửa Nam cho tới ngõ Hội Vũ bây giờ."
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Liệt nữ
- Người phụ nữ có khí phách anh hùng, không chịu khuất phục.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).