Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Dị bản
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây
Chớ đánh rắn trong hang,
Chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây
Chớ đánh rắn trong hang,
Chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Bây giờ thu lại một tràng cau khô
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ
Quay tơ vẫn giữ mối tơ,
Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh.
– Gió nam non thổi lòn hang dế
Hỏi anh học trò mưu kế để đâu?
– Mưu kế anh để lại nhà
Ai dè em hỏi anh mà mang theo
– Gió nam non thổi lòn hang dế
Mấy anh học trò mưu kế để đâu?
– Gió năm non thổi lòn hang cóc
Mấy anh học trò mưu kế để trong óc, trong tim
Nước trong xanh chảy quanh hang dế
Sách vở anh dùi mài mưu kế anh đâu?
Gió nam non thổi lòn hang chuột
Thấy em bơi xuồng đứt ruột, đứt gan
Gió nam non thổi lòn hang dế
Em ở trọn niềm có ế anh thương
Gió nam non thổi lòn hang dế
Con bạn xa rồi để nhớ để thương
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Đi chợ quen thói ăn hàng
Không bánh thì trái, không đàng thì khoai
Đặt mâm so đũa hai hàng
Không ăn mà thấy mặt chàng cũng no
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Đến bữa tối trời không dám ra sân
Cáo già không ăn gà hàng xóm
Khen ai khéo cấy thẳng hàng
Ai đây để ý hỏi nàng có thương
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.