Tìm kiếm "ăn móng"

Chú thích

  1. Chó ăn mồm
    Chửi hạng hỗn hào, gặp không biết chào hỏi ai.
  2. Được ăn được nói, được gói mang về
    Chỉ hạng người hoặc hành động, thái độ trơ trẽn, đắc ý.
  3. Bài ca dao này nhắc đến sự tích đào giếng của thiền sư Pháp Hóa trụ trì chùa Thiên Ấn. Tương truyền thiền sư Pháp Hóa đào một cái giếng bên cạnh chùa trong suốt bốn năm ròng vẫn chưa xong. Một hôm có vị tăng trẻ từ đâu không rõ phát nguyện cùng đào giếng với Thiền sư. Cùng làm việc suốt ba tháng ròng, họ mới chuyển được một tảng đá lớn chắn ngang, từ đó, mạch nước mới tuôn ra. Nhưng lúc giếng có nước cũng là lúc mà vị tăng trẻ ra đi biệt tích.
  4. Ái ân
    Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
  5. Hai Huế
    Tên một hiệu ăn ở Hội An xưa, nằm sát chùa Ông Bổn.
  6. Chợ Lường
    Tên dân gian của chợ Đô Lương, một ngôi chợ nay thuộc địa phận huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thời Pháp thuộc, chợ là địa điểm tập trung dân phu để đi làm đường. Đến bây giờ, chợ Lường vẫn được coi như là biểu tượng của cảnh bán buôn sầm uất, tấp nập trong vùng.
  7. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  8. Lụa sồi
    Lụa dệt bằng tơ tằm nhưng sợi thô, nếu sợi dệt xe đôi thì gọi là sồi xe, khác với lụa tơ tằm được dệt bằng tơ tằm sợi nhỏ nên mỏng, mềm và mịn hơn.
  9. Hàng xén
    Cửa hàng tạp hóa hoặc gánh hàng chuyên bán những thứ vặt vãnh như kim, chỉ, đá lửa, giấy bút...

    Những cô hàng xén răng đen
    Cười như mùa thu tỏa nắng
    (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

  10. Ngong
    Ngóng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Trửa
    Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Chộ
    Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  14. Mấu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mấu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  15. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Bòng
    Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  17. Quê anh chàng này ở làng Phú Nghĩa (Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Theo phép chiết tự, chữ phú 富 bao gồm “giằng đầu” 宀, nhất 一, khẩu 口, điền 田, chữ nghĩa 義 có thảo 艹, vương 王, và ngã 我.
  18. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  19. Con giáp
    Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
  20. Thực
    Ăn (từ Hán Việt).
  21. Thủy tề
    Chỗ nước sâu, nơi ở của vị thần sông biển (còn gọi là thần Thủy Tề).
  22. Ăn như Thủy Tề đánh vực
    Ăn khoẻ và mau chóng như vua Thủy Tề đánh vỡ đê và xoáy thành vực sâu, chỉ trong chớp mắt là xong. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  23. Ăn thì hơn, hờn thì thiệt
    Giận lẫy thì mất phần ăn.
  24. Ăn tấm trả giặt
    "Tấm" là gạo giã nhỏ, "giặt" là gạo nguyên hạt. Câu này có nghĩa như "ăn ít trả nhiều."
  25. Của ăn hay hết người còn thấy nhau
    Của cải là thứ tạm thời, con người ăn ở, cư xử với nhau mới là thứ bền lâu. Có câu tương tự: Của vắn mặt dài hay Người đời của tạm.
  26. Diễn Châu
    Địa danh trước là một phủ (nên còn gọi là phủ Diễn) thuộc xứ Nghệ An, nay là các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ An mà tiêu biểu là huyện Diễn Châu. Diễn Châu là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời, nhiều ngành nghề truyền thống, danh nhân văn hóa…

    Quang cảnh trung tâm huyện Diễn Châu

    Quang cảnh trung tâm huyện Diễn Châu

  27. Sông Bùng
    Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

    Sông Bùng

    Vẻ đẹp sông Bùng

  28. Hai Vai
    Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.

    Lèn Hai Vai

    Lèn Hai Vai

  29. Ông Đùng
    Nhât vật khổng lồ đã ra tay đánh giặc trong truyền thuyết tỉnh Nghệ An. Đứng từ trên cao, ông Đùng ném đá vào quân thù và tạo ra 3 lèn (núi đá): lèn Hai Vai có hình dạng một ông tướng cụt đầu, lèn Cờ có hình cờ rách, và lèn Trống nhìn như cái trống thủng.

    Lèn Hai Vai

    Lèn Hai Vai

  30. Lạch Vạn
    Tên một làng nằm ở hạ lưu sông Bùng, thuộc địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đồng thời cũng là tên sông Bùng ở khúc này.
  31. Trang Hà
    Một địa danh nay thuộc xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  32. Tề
    Kìa (phương ngữ miền Trung).