Áo vá vai vợ ai không biết
Dị bản
Áo vá vai chồng ai không biết
Áo vá quàng, đó thiệt chồng tôi!
Áo vá vai chồng ai không biết
Áo vá quàng, đó thiệt chồng tôi!
Chẳng ghen ra, ta còn cợt vậy
Ghen ra rồi, quyết lấy nhau chơi
Tha hồ giậm đất kêu trời
Nghiến răng kèn kẹt, chết tươi mặc lòng!
Những người con dõi cháu dòng
Tây đen lắm chị đem lòng thương yêu
Chỉ yêu vì nỗi tiền nhiều
Thấy đồng bạc trắng quyết liều môi son
Hôm nay mười bốn, mai rằm
Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ
Trăm năm quyết đợi, quyết chờ
Dẫu mà tóc bạc như tơ cũng đành
Nhác trông nhà ngói năm gian
Thấy chàng lịch sự, khôn ngoan, có tài
Cho nên em chẳng lấy ai
Em quyết chờ đợi một vài ba đông
Yêu anh em chẳng lấy chồng
Em dốc một lòng chờ đợi lấy anh
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
1. Vào năm 1868, người dân Quảng Bình di cư vào vùng đất miền Nam khai phá, đến đây họ gặp người phụ nữ bán nước bên đường tên là Điểm nên đã dùng chính cái tên này để gọi tên cho vùng đất.
2. Khi Trương Định khởi binh chống Pháp, nghĩa quân đặt trạm liên lạc ở vùng này tại nhà một bà lão tên là Điểm.
3. Theo lí giải của Trương Vĩnh Ký, Bà Điểm là tên của một trong sáu bà vợ của Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (thường được gọi là Lãnh binh Thăng), người đã xây dựng cầu Ông Lãnh. Ông mua đất và xây cất sáu cái chợ to, mỗi chợ mang tên một bà vợ. Từ đó, vùng đất có chợ Bà Điểm thuộc huyện Hóc Môn mang tên gọi này.
Cạn lời, khách mới thưa rằng,
Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao
(Truyện Kiều)
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...