Chiều chiều ngó ngọn cây bần
Thấy ba ông Địa ở trần nấu cơm
Ông kia xách dĩa lại đơm
Ông nọ ứ hự nồi cơm mới vần
Mới vần mặc kệ mới vần
Bây giờ đói bụng xúc lần ra ăn
Tìm kiếm "chiếu sáng"
-
-
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
-
Chiều rồi kẻ bắc người đông
-
Chiều nay tôi cắt cổ gà vàng
-
Chiều giông Mả Ngụy cũng giông
-
Chiều chiều ông Lữ đi câu
-
Chiều chiều vịt lội bàu sen
-
Chợ chiều nhiều khế ế chanh
-
Gió chiều nào che chiều ấy
Gió chiều nào che chiều ấy
Dị bản
Gió chiều nào theo chiều nấy
-
Trời chiều bóng ngả về tây
-
Cảnh chiều chiều hiu hiu gió thổi
-
Trời chiều bóng đã nhá nhem
Trời chiều bóng đã nhá nhem
Thương anh chưa vợ, thương em chưa chồng
– Thôi anh ơi! Chớ có buồn
Khúc sông ở đó, ngọn nguồn ở đây -
Chẳng thà chiếu lẻ giường loi
Chẳng thà chiếu lẻ giường loi
Lấy chồng cờ bạc như voi phá nhà -
Màn trời chiếu đất
Màn trời chiếu đất
-
Ếch kêu chiều tối dưới mương
Dị bản
Nhái kêu chiều xế dưới mương,
Thiếp yên phận thiếp còn thương nỗi chàng.
-
Tới đây chiếu trải trầu mời
Tới đây chiếu trải trầu mời
Can chi mà đứng giữa trời sương sa -
Tháng tám có chiếu vua ra
-
Phòng loan trải chiếu rộng thình
Dị bản
-
Buồn ngủ gặp chiếu manh
Buồn ngủ gặp chiếu manh
-
Gối mền gối chiếu không êm
Dị bản
Chú thích
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Đơm
- Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
-
- Vần cơm
- Xoay nồi cơm trong bếp cho chín đều.
-
- Sơn Trà
- Tên một bán đảo nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên một ngọn núi thuộc khu vực này.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lê Văn Khôi
- Tên thật là Bế-Nguyễn Nghê, còn được gọi là Hai Khôi, Nguyễn Hựu Khôi hoặc Bế Khôi, là con nuôi của Lê Văn Duyệt và là người thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An (tức thành Bát Quái) vào năm 1833. Đầu năm 1834, ông mất vì bệnh phù thũng; đến năm 1835 thì thành Phiên An thất thủ, mộ ông bị cho khai quật để báo thù. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép:
Tra xét nơi chôn thây tên nghịch Khôi, đào lấy xương đâm nát chia ném vào hố xí ở 6 tỉnh (Nam Kỳ) và cắt chia từng miếng thịt cho chó, đầu lâu thì đóng hòm đưa về kinh (Huế) rồi cùng đầu lâu những tên phạm khác bêu treo khắp chợ búa nam bắc, xong vất xuống sông. Còn bè đảng a dua không cứ già trẻ trai gái đều ở vài dặm ngoài thành chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc: nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp.
Nơi chôn chung những người theo Lê Văn Khôi – tổng cộng 1.831 người – được gọi là mả Ngụy, mả Ngụy Khôi, hoặc mả Biền Tru, nằm ở gần Mô Súng, tức khoảng gần Ngã Sáu (Công trường Dân Chủ), đường Cách Mạng Tháng Tám và đầu đường 3 tháng 2, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trùng phùng
- Gặp lại nhau (từ thường dùng trong văn chương).
Trùng phùng dầu họa có khi
Thân này thôi có còn gì mà mong
(Truyện Kiều)
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Mương
- Đường nước do con người đào để dẫn nước.
-
- Có bản chép tháng tư, có bản chép tháng sáu, tháng chín, hoặc tháng Chạp. Đọc thêm: Tháng nào có chiếu vua ra?
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Cẩm lai
- Một loại cây cao, tán rộng, cho gỗ rất cứng. Gỗ cẩm lai là một loại gỗ quý, được khai thác để làm nhà cửa, bàn ghế, đồ thủ công mĩ nghệ...
-
- Rộng thình
- Rộng quá mức cần thiết, thường có hàm ý chê (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Gối.
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.