Tìm kiếm "chợ Tết"
-
-
Bông nổi cho chim, bông chìm cho cá
-
Bảy mươi chớ cười bảy mốt
-
Ăn có chỗ, đỗ có nơi
Dị bản
Ăn có sở, ở có nơi
-
Qua vườn cam chớ sửa mũ
-
Lai nhai như chó nhai giẻ rách
-
Thằng còng làm cho thằng ngay ăn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nóc nhà xa hơn cửa chợ, lồn vợ gần hơn mả cha
Dị bản
Nóc nhà cao hơn nóc chợ
Lồn vợ coi trọng hơn nghĩa anh em
-
Đem con bỏ chợ
-
Trăng rằm, mười sáu trăng lu
-
Nước lên khỏi bực tràn bờ
-
Phiên chợ Bưởi gặp cô mình
-
Anh em cột chèo như mèo với chó
-
Trời mưa chi hoài chi hủy
-
Rượu Hồng Đào rót trào vô nhạo
Dị bản
-
Trăng rằm đã tỏ lại tròn
-
Trên trời biết mấy muôn sao
-
Trăng lên khuất núi trăng mờ
Trăng lên khuất núi trăng mờ
Biết anh bao tuổi mà chờ đợi anhDị bản
Trăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Anh biết em bao nhiêu tuổi mà đợi chờ cho uổng côngTrăng lên khỏi núi, khuất bụi chuối con trăng mờ
Phải duyên thì lấy, em đừng chờ uổng công
-
Bấy lâu anh đợi anh trông
-
Nước sông lững đững lờ đờ
Nước sông lững đững, lờ đờ
Thương thì nói vậy, biết chờ đặng không?Dị bản
Nước sông lững đững, lờ đờ
Đò đâu chẳng thấy anh chờ hết hơi
Video
Chú thích
-
- Anh trưa chợ gặp ả lỡ đò
- Duyên phận của những kẻ lỡ làng.
-
- Bông nổi cho chim, bông chìm cho cá
- Cảnh vụ mùa ở các vùng chiêm trũng miền Bắc và Bắc Trung Bộ ngày trước.
-
- Bảy mươi chớ cười bảy mốt
- Đời người khó mà lường được những tai biến xảy ra, khó mà nói trước được bất cứ điều gì.
-
- Ăn có chỗ, đỗ có nơi
- Chọn bạn mà chơi, không nên buông tuồng bừa bãi, bạ đâu xâu đó.
-
- Qua vườn cam chớ sửa mũ, qua vườn củ chớ sửa giày
- Qua vườn cam đưa tay sửa mũ người ta tưởng giơ tay hái trộm cam, qua vườn củ cúi xuống sửa giày người ta ngỡ đào trộm củ. Nghĩa bóng: Trong cuộc sống phải tế nhị, quan sát xung quanh để cư xử cho phù hợp.
-
- Lai nhai như chó nhai giẻ rách
- Chỉ hạng nói nhiều, nói dai.
-
- Thằng còng làm cho thằng ngay ăn
- Người làm lụng vất vả (còng cả lưng) để kẻ ăn không ngồi rồi hưởng thành quả.
-
- Nóc nhà xa hơn cửa chợ, lồn vợ gần hơn mả cha
- Nóc nhà dột mà thì không lo sửa mà chợ thì đi mãi. Mồ cha thì không thăm viếng, chăm sóc mà tối ngày thích quấn quít, gần gũi vợ. Đây là câu chê trách thói đời.
-
- Đem con bỏ chợ
- Đây vốn dĩ là một phong tục xưa của ta được tranh dân gian ghi lại. Theo đó, để trừ yêu ma, người mẹ bế con đến đặt nằm ở chợ rồi bỏ đi. Lát sau sẽ có một người tới ẵm đứa bé về nhà mình. Chiều tối hôm đó hoặc vài ngày sau, người mẹ sẽ đến xin chuộc đứa bé về. Tín ngưỡng dân gian cho rằng, làm vậy đứa bé sẽ dễ nuôi, ít đau yếu (theo Nguyễn Dư).
Thành ngữ này hiện nay được hiểu với nghĩa khác hẳn: Phó mặc những chuyện quan trọng của mình cho người khác mà không quan tâm đến kết quả; làm việc không đến nơi đến chốn.
-
- Trăng lu
- Trăng mờ.
-
- Núi Vọng Phu
- Một ngọn núi thuộc huyện Vũ Xương thời Lê, đến thời Nguyễn đổi thành Đăng Xương, nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tên gọi này bắt nguồn từ sự tích Hòn Vọng Phu.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chợ Bưởi
- Ngôi chợ thuộc làng Bưởi, thuộc Thăng Long - Hà Nội. Chợ nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay, là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, nên người Pháp trước đây cũng gọi là chợ Làng Lợn.
Vào thời nhà Lý, khu vực này sử dụng làm pháp trường, tử tội bị chém đầu và vùi thây tại đây. Người ta đồn rằng, vào phiên chợ Bưởi cuối năm các hồn ma từ âm phủ hiện về trà trộn với người trần đi sắm hàng Tết, do đó phiên chợ này từng được gọi là phiên chợ Ma Phường.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Anh em cọc chèo
- Những người cùng làm rể trong một gia đình, còn gọi là anh em cột chèo, anh em đồng hao hay anh em đứng nắng.
-
- Cầm thủy
- Nước ngập, không rút xuống được.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Rượu Hồng Đào
- Một loại rượu ngon. Có nhiều ý kiến khác nhau về cái tên Hồng Đào, như cho rằng "rượu Hồng Đào được ngâm từ rượu Bàu Đá, ủ với trái đào tiên, có màu hồng tươi rất đẹp" (nguồn), "rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu" (nguồn), hoặc đơn giản chỉ là một cách nói văn vẻ cho loại rượu "được gói trong tờ giấy kiếng màu hồng, được thắt nơ hồng và được đưa vào mâm lễ ở các đám hỏi, đám cưới" (nguồn).
-
- Nhạo
- Bình nhỏ có vòi dùng để đựng rượu (phương ngữ).
-
- Lộn lạo
- Lẫn lộn (phương ngữ).
-
- Tỏ
- Sáng, rõ.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Muôn
- Mười nghìn (từ cũ), đồng nghĩa với vạn.
-
- Dạ
- Bên trong. Thường được dùng để chỉ tình cảm con người.
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).