Tìm kiếm "cổ tích"
-
-
Giã giò con cò biết bay
-
Cú có, vọ mừng
-
Ăn có chỗ, đỗ có nơi
Dị bản
Ăn có sở, ở có nơi
-
Chạy như cờ lông công
-
Mưa rừng cọ, gió rừng thông
-
Làm quan có mả, kẻ cả có dòng
-
Cá khô có trứng
-
Anh dạo chơi mười tám nước chư hầu
-
Chẳng trúng cũng cọ bia
-
Bó đũa chọn cột cờ
Dị bản
So bó đũa, chọn cột cờ
-
Con nít lỗ đít có tinh
-
Con người méo mó mới có đồng tiền
-
Mẹ dài mà đẻ con tròn
-
Anh ham xóc đĩa cò quay
-
Gió chiều nào che chiều ấy
Gió chiều nào che chiều ấy
Dị bản
Gió chiều nào theo chiều nấy
-
Mượn gió bẻ măng
Mượn gió bẻ măng
Dị bản
Lựa gió bẻ măng
Nhờ gió bẻ măng
Thừa gió bẻ măng
-
Chi bằng có chú đỡ anh
Chi bằng có chú đỡ anh
Có cô đỡ cậu có mình đỡ ta. -
Buồn tình cha chả buồn tình
Dị bản
-
Đêm qua rót đọi dầu đầy
Chú thích
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Ễnh ương nuốt bò, chân cò đổ núi
- Nhỏ mà thắng lớn.
-
- Giò
- Món ăn làm từ thịt gia súc hoặc gia cầm giã nhuyễn, gói chặt bằng lá chuối và lạt giang rồi luộc chín. Giò là một món ăn phổ biến trong ẩm thực nước ta, với nhiều biến thể như giò lụa (chả lụa), giò thủ, giò bò...
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Làm chay
- Làm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.
-
- Cú có, vọ mừng
- Có tình cảm thân tình, trân trọng và mừng vui trước những kết quả của nhau.
-
- Ăn có chỗ, đỗ có nơi
- Chọn bạn mà chơi, không nên buông tuồng bừa bãi, bạ đâu xâu đó.
-
- Chạy như cờ lông công
- Cờ lông công là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hoả tốc (có nguồn nói cờ làm bằng lông gà, lông công là nói cho vần hoặc là từ láy). Chạy như cờ lông công là chạy như người lính trạm cầm cờ lông công, chuyển đệ tin tức quân sự khẩn cấp, ngày nay chỉ việc chạy tất tả ngược xuôi.
-
- Mưa rừng cọ, gió rừng thông
- Mưa trong rừng cọ nghe tiếng rất lớn, do lá cọ có bản rộng, dày, cứng. Tương tự, do thông có nhiều lá kim nên gió thổi nghe mạnh hơn so với thực tế.
-
- Làm quan có mả, kẻ cả có dòng
- Quan niệm cho rằng mồ mả của ông cha có ảnh hưởng đến đời sống và công danh, sự nghiệp của con cháu.
-
- Cá khô có trứng
- Chuyện phi thường, không tưởng; nghĩa bóng chỉ cảnh người cùng túng bỗng gặp may.
-
- Ăn nói cơ cầu
- Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chẳng trúng cũng cọ bia
- Tuy không trúng hoàn toàn nhưng cũng không trật xa lắm, có thể tin tưởng được. Có câu thành ngữ Hán Việt tương tự: Bất trúng diệc bất viễn.
-
- Bó đũa chọn cột cờ
- Tìm ra cái nổi trội hơn cả trong số những cái tầm thường, sàn sàn như nhau.
-
- Con nít lỗ đít có tinh
- Nhỏ mà khôn ranh.
-
- Con người méo mó mới có đồng tiền
- Kiếm được đồng tiền phải trả giá về nhân cách, hình hài.
-
- Úm
- Ôm ấp, che chở.
-
- Có tiếng có tăm
- Cách nói nhấn mạnh của từ "tiếng tăm."
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Xóc đĩa
- Lối đánh bạc ăn tiền bằng cách xóc bốn đồng tiền (hoặc bốn miếng bìa có hai mặt khác nhau) trong một cái đĩa, trên có bát úp kín, ai đoán trúng có mấy đồng sấp, mấy đồng ngửa thì được. Có nơi gọi xóc đĩa là xóc dĩa, hoặc có tên khác là mở bát.
-
- Cò quay
- Lối đánh bạc dùng một cái mỏ (tựa như mỏ cò) quay trên một bảng số, khi dừng lại chỉ số nào thì người đặt số ấy được.
-
- Cha chả
- Thán từ dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).