Tìm kiếm "đạo ba"
-
-
Hèn mà làm bạn với sang
Dị bản
Hèn mà làm bạn với sang
Kẻ ngồi người đứng có ngang nhau bao giờ
-
Cục đất mà cắm cây sào
-
Con ơi nhớ lấy lời cha
-
Anh ơi có nhớ thuở cùng thề
-
Thấy em anh cũng muốn chào
-
Ruột bầu nấu với cá trê
-
Con chim chà chiện nó bay thấp liệng cao
Con chim chà chiện nó bay thấp liệng cao
Nó kêu lăng lăng líu líu
Đôi ta lận đận lịu địu sao nỡ dứt tình
Thà không anh ở một mình
Kết duyên rồi lại bạc tình sao nên?Dị bản
Con chim chiền chiện bay thấp liệng cao
Nó kêu làm sao lăng nhăng líu nhíu
Em thấy chàng bận bịu không nỡ dứt tình
Phải chi em có thuốc hồi sinh
Mổ tim trao lại kẻo tình anh nghi
-
Trải chiếu ra chàng ngồi một góc thiếp ngồi một góc
Trải chiếu ra chàng ngồi một góc thiếp ngồi một góc
Chàng than thiếp khóc, tình hỡi là tình
Nằm đêm nghĩ lại, anh bạc tình hay em? -
Em nguyền cùng anh một miếng tóc mai
-
Cỗ cưới em thật là sang
-
Trời làm phân áo rẽ bâu
-
Chén cơm đôi đũa nằm ngang
Chén cơm đôi đũa nằm ngang
Thiếp thấy mặt chàng, đói cũng như no -
Duyên kia chưa thắm đã phai
Duyên kia chưa thắm đã phai
Chưa rào đã lở trách ai bạc tình -
Cổ tay em trắng lại tròn
Dị bản
Cổ tay đã trắng lại giòn
Để cho ai gối đã mòn một bên?
-
Ai sang đò ấy bây giờ
-
Em ngồi một mình, em nghĩ một mình
-
Bạc tình chi lắm hỡi chim
-
Biết nhau thêm dở dang nhau
Biết nhau thêm dở dang nhau
Bạc tình chi lắm cho đau đớn lòng -
Bởi anh tham trống bỏ kèn
Dị bản
Anh đừng ham trống bỏ kèn
Ham chuông bỏ mõ, ham đèn bỏ trăng
Chú thích
-
- Bánh dày
- Loại bánh làm bằng bột gạo, được nặn to như cái bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than.
-
- Bạch Đằng
- Một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông...
-
- Đọc thêm về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 tại đây.
-
- Dao lá liễu
- Loại dao có luỡi mỏng như lá liễu, rất bén.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Chùa Ông Thu Xà
- Một ngôi chùa tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 10 km về hướng đông. Chùa có tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh, được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập. Cho đến nay, mặc dù nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Sề
- Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
-
- Họ mạc
- Bà con họ hàng.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Gối.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Chương Đài
- Tên một con đường ở thành Trường An (Trung Quốc) thời Đường, nơi có nhiều lầu xanh. Nhà thơ Hàn Hoằng cưới một kĩ nữ họ Liễu làm vợ, nhà ở đường Chương Đài. Hàn Hoằng đi Thanh Châu nhậm chức, ba năm không về được, chỉ gửi cho vợ bài thơ: "Chương Đài liễu, Chương Đài liễu, tích nhật thanh thanh kim tại phủ? Túng sử trường điều y cựu thùy, dã ưng phan chiết tha nhân thủ." (Liễu Chương Đài, Liễu Chương Đài, ngày trước xanh xanh giờ ở đâu? Dẫu rằng cành dài rủ như xưa, cũng tay người khác vin bẻ rồi). Liễu thị cũng làm thơ đáp lại. Về sau, Liễu thị bị tướng Phiên là Sa Tra Lợi bắt làm thiếp. Một tráng sĩ là Hứa Tuấn dùng bài thơ cũ của Hàn Hoằng làm tin, liên lạc với Liễu thị, rồi lập mưu cứu nàng đưa về sum họp với Hàn Hoằng.
Cụm khách Chương Đài dùng để chỉ người yêu, và liễu Chương Đài chỉ sự xa cách của hai người đang yêu.
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
(Truyện Kiều)
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.