Bạn về dưới nớ lâu lên
Để em úp mặt vô phên khóc thầm
Bạn ở dưới nớ về luôn
Để khăn xéo lại, lụy tuôn em chùi
Tìm kiếm "đuôi phượng"
-
-
Nguyện cùng dưới nước, trên trăng
Nguyện cùng dưới nước, trên trăng
Một trăm chốn cũ không bằng chỗ xưa -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ông nằm dưới bà nằm trên
-
Hòn đá dưới sông rong rêu rều đóng
-
Bướm bay dưới dạ cây bần
-
Con cá dưới sông mắc câu Hàn Tín
-
Chim kêu dưới suối Đá Dàn
-
Chim kêu dưới suối trên cầu
Chim kêu dưới suối trên cầu
Trai thương vợ cũ, gái sầu chồng xưa. -
Ra về dưới đất trên sương
-
Trời mưa dưới biển mưa lên
Trời mưa dưới biển mưa lên
Số anh hai vợ mới nên cửa nhà -
Lời nguyền dưới nước trên trăng
Lời nguyền dưới nước trên trăng
Không ai thương nhớ cho bằng đôi ta
Đường đi xa lắm ai ơi
Nước non ngàn dặm, bể trời mênh mông -
Con cá dưới sông anh còn bắt bộ
Con cá dưới sông anh còn bắt bộ,
Huống chi em ở trên bờ anh dỗ cũng xiêuDị bản
Con cá dưới sông anh còn bắt bộ,
Huống chi nàng, anh dỗ cũng xiêu
-
Đêm nằm ở dưới bóng trăng
Đêm nằm ở dưới bóng trăng
Thương cha, nhớ mẹ không bằng nhớ em. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trên da thì dưới cũng da
-
Cái tuổi nó đuổi xuân đi
Cái tuổi nó đuổi xuân đi
-
Công danh đeo đuổi mà chi
-
Giấu đầu hở đuôi
Giấu đầu hở đuôi
-
Anh gánh nước dưới đồng lên đây tưới cội
-
Gặp mặt em dưới thủy trên thoàn
-
Cá chuối đắm đuối vì con
Chú thích
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Cối xay bột
- Loại cối dùng để xay nông sản như gạo, ngô... thành bột. Cối được làm bằng đá (nên cũng gọi là cối đá), gồm hai thớt: thớt trên được khoét lõm hình bán nguyệt, thớt dưới được khoét máng vòng quanh. Hai thớt được lắp cố định với nhau bằng một trục (gọi là ngõng). Để xay bột, người ta đổ nông sản vào thớt trên và xoay thớt quanh trục; nông sản chảy xuống theo lỗ được sức nặng của thớt trên nghiền nát và hòa với nước chảy xuống máng của thớt dưới.
-
- Củi rều
- Củi từ cành cây nhỏ, cây vụn trôi trên sông.
-
- Dang ca
- Nói chuyện dông dài (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Hàn Tín
- Một danh tướng thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, có công giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên nhà Hán. Ông cùng với Trương Lương và Tiêu Hà được đời sau xưng tụng là Hán triều tam kiệt (ba vị hào kiệt nhà Hán). Sau khi thiên hạ bình định, Hán Cao Tổ Lưu Bang vì e ngại tài năng của Hàn Tín nên giáng chức ông xuống thành Hoài Âm hầu, tước quyền bính. Đến năm 196 TCN, Hàn Tín mưu phản, bị Lã Hậu giết cả ba họ.
Trong lịch sử Trung Quốc, Hàn Tín là một trong những danh tướng được nhắc đến nhiều nhất. Nhiều điển tích, điển cố như cơm phiếu mẫu, lòn trôn giữa chợ, câu nói "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn..." là từ ông mà ra.
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Thạch Sanh
- Nhân vật chính trong truyện cổ tích và truyện thơ Nôm cùng tên, ra đời vào khoảng thế kỉ 18. Thạch Sanh là một chàng trai đốn củi hiền lành, kết nghĩa anh em với Lý Thông. Mẹ con Lý Thông bày mưu kế để giết Thạch Sanh, nhưng chàng đều thoát nạn. Cuối truyện, Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, nối ngôi vua, còn mẹ con Lý Thông thì bị sét đánh chết và hóa thành bọ hung.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đá Dàn
- Tên một con suối phát nguyên ở vùng núi Phú Lạc, thuộc Bình Khê (tỉnh Bình Định), chảy xuống Kiên Ngãi, Thuận Yên, rồi chảy ra suối Thuận Ninh. Suối còn một tên nữa là suối Cây Cóm.
-
- Tơ vương
- Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Sa cơ
- Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
-
- Thoàn
- Thuyền (cách phát âm của người Nam Bộ ngày trước).
-
- Song toàn
- Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.