Ung dung gậy trúc chống đi,
Áo chùng chấm gót, mũ ni che đầu.
Cụ ơi, cụ sắp đi đâu?
Ra đình Yến lão tiệc chầu vua ban.
Cháu ơi, cháu chơi cho ngoan,
Cụ về có gói phần ban chia đều
Ơn vua ít cũng như nhiều.
Tìm kiếm "đi chợ"
-
-
Chồng cô, vợ cậu, chồng dì
Chồng cô, vợ cậu, chồng dì
Trong ba người ấy chết thì không tang -
Ai ơi, đi lính cho Tây
-
Anh đi lấy vợ cách sông
-
Cô kia xách giỏ đi đâu
-
Có cô thì chợ cũng đông
Có cô thì chợ cũng đông
Cô đi lấy chồng thì chợ cũng qua
Có cô thì dượng cũng già
Vắng cô thì dượng cũng qua một thì -
Buổi mai ăn cơm cho no
Buổi mai ăn cơm cho no
Đi ra chợ Gio
Mua chín cái tréc
Đắp chín cái lò
Cái nấu canh ngò
Cái kho củ cải
Cái nấu cải chuối xanh
Cái nấu cá kình
Cái rim thịt vịt
Cái hầm thịt gà
Cái nấu om cà
Cái kho đu đủ
Cái nấu củ khoai tây
Nghe tin anh học trường này
Bồn chồn trong dạ bỏ chín cái tréc này không coi.Dị bản
-
Chân đi ba bước lại dừng
Chân đi ba bước lại dừng
Tuổi em còn bé chưa từng đi buôn
Đi buôn cho đáng đi buôn
Đi buôn cau héo có buồn hay không -
Bước vào phòng học gọi chồng
Bước vào phòng học gọi chồng
Trở ra sắp gánh, sắp gồng ra đi
Không đi thì chợ không đông
Đi ra một bước thương chồng, nhớ con -
Thiếp sắm cho chàng cái tiểu hoa chanh
-
Anh đi về miệt vườn xa
-
Chàng ở bạc chớ thiếp không bạc
-
Bần gie, bần liệt, diệc đậu chờ mồi
-
Nghĩ rằng em đã có chồng rồi
Nghĩ rằng em đã có chồng rồi,
Sao em chưa có, đứng ngồi vân vi?
– Ôi thầy mẹ ơi, cấm đoán con chi!
Mười lăm mười tám, sao chẳng cho đi lấy chồng?
Ôi ông trời ơi, ông ở bất công,
Người ta có cả, sao tôi không có gì?
Một mai quá lứa, nhỡ thì,
Tuổi già kéo đến còn gì là xuân!
Đêm nằm vuốt bụng khấn thầm,
Xin ông thí bỏ một chồng cho xong.
Rồi tôi sẽ tạ ơn ông,
Con bò to béo, cho xứng với anh chồng béo to!Dị bản
Anh nghĩ rằng em đã có chồng rồi,
Sao em chưa có, đứng ngồi vân vi?
– Ôi thầy mẹ ơi, cấm đoán em chi!
Mười lăm mười tám, sao chưa cho đi lấy chồng?
Ới ông trời ơi, sao ông ở không công?
Người ta có cả, sao tôi không có gì?
Duyên em đã lỡ, em trách ông Tơ Hồng sao ông khéo trêu ngươi
Cứ đêm đêm tôi nằm, tôi vuốt bụng, tôi gọi Trời,
Xin ông thí bỏ cho tôi chút chồng.
Tôi về làm lễ tế ông,
Mổ con bò béo, ông cho tôi lấy anh chồng cho nó to,
Bõ công ôi đi mượn chú lái mổ bò.
-
Vắng sao Hôm có sao Mai
Dị bản
Vắng sao Hôm có sao Mai
Chồng cả đi vắng chồng hai ở nhàVắng sao Hôm có sao Mai
Vắng chàng thiếp đã có trai trong nhà
-
Hồng Hà nước đỏ như son
-
Một đêm là năm trống canh
-
Tôi là con gái bán dưa
-
Ninh Diêm muối mặn tình sâu
-
Khi xưa em đỏ hồng hồng
Chú thích
-
- Mũ ni
- Mũ có diềm che kín hai mang tai và sau gáy, sư tăng và các cụ già miền Bắc thường hay đội.
-
- Yến lão
- Một buổi tiệc theo tục lệ xưa do chính quyền đặt ra để tiếp đãi các cụ già ngoài 70 tuổi. Tiệc được tổ chức vào ngày xuân, đặt ở đình làng nơi tỉnh lị, đình ấy được gọi là đình Yến lão.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Gio Linh
- Một huyện nhỏ của tỉnh Quảng Trị, từng là bờ Nam của vĩ tuyến 17, nơi chia đôi đất nước thành hai miền Bắc - Nam.
-
- Cái tréc
- Cái trách (phương ngữ miền Trung), từ dùng chỉ nồi đất dùng để kho cá.
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Tiểu
- Lọ nhỏ bằng sành, thường dùng để đựng tro cốt người chết sau khi hỏa táng.
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Vầy
- Như vậy, như thế này (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sút ngạc
- (Lưỡi dao) sút ra, rời khỏi cán dao.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Sông Hồng
- Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Ninh Diêm
- Một làng muối thuộc khu vực bán đảo Hòn Khói, tỉnh Khánh Hòa.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)