Tìm kiếm "đi ăn"

Chú thích

  1. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  2. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  3. Luống thì
    Quá tuổi.
  4. Bậu
    Bâu, đậu.
  5. Xà tích
    Đồ trang sức của phụ nữ Việt Nam xưa, thường giắt thõng ở cạnh bao lưng, gồm dây mắt xích nhỏ bằng bạc đeo ống bạc, dao con (để bổ cau, têm trầu), có khi thêm cả chùm chìa khoá.

    Xà tích làm bằng bạc được dùng trong cung đình thời Nguyễn.

    Xà tích làm bằng bạc được dùng trong cung đình thời Nguyễn.

  6. Giậm
    Đồ đan bằng tre, miệng rộng hình bán cầu, có cán cầm, dùng để đánh bắt tôm cá. Việc đánh bắt tôm cá bằng giậm gọi là đánh giậm.

    Đánh giậm

    Đánh giậm

  7. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  8. Dứa
    Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

    Cây dứa đang ra quả

    Cây dứa đang ra quả

  9. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  10. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  11. Xuân Mỹ
    Một làng nay thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  12. Thụy Khê
    Tên một làng nay thuộc xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  13. Cẩm Phổ
    Một làng nay thuộc xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Dưới thời Pháp thuộc, đây là một vùng đất nghèo khó, dân số đông, đa phần là làm ruộng và làm thuê.
  14. Phước Thị
    Tên một làng cổ thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tại đây có nghề đan lát cổ truyền.

    Đan lát

    Đan lát ở Phước Thị

  15. Lại An
    Tên một làng nay thuộc địa phận xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  16. Mai Xá
    Một trong 65 ngôi làng cổ thuộc châu Minh Linh, phủ Tân Bình, xứ Thuận Hoá, nay thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Làng nổi tiếng là "đất học" của tỉnh.
  17. Phường Hà
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Phường Hà, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  18. Hiền thê
    Vợ hiền (từ Hán Việt).
  19. Đầm
    Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
  20. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  21. Quảng Bá
    Tên cũ là Quảng Bố, một làng cổ nằm ven đê sông Hồng và bên bờ Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Quảng Bá nổi tiếng từ xưa với nghề trồng rau, trồng đào và các loại hoa Tết. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng các loại hoa đã bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa.
  22. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  23. Trẩy
    Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
  24. Cao Bằng
    Một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ. Cao Bằng nổi tiếng với thắng cảnh thác Bản Giốc. Ngoài ra, nơi đây còn có các khu du lịch nổi tiếng khác như Động Ngườm Ngao hay hồ núi Thang Hen. Vì là vùng đất biên giới nên xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn cho quân lính đồn trú tại Cao Bằng (gọi là trấn thủ lưu đồn).

    Thác Bản Giốc

    Thác Bản Giốc

  25. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  26. Khoai môn
    Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.

    Cây và củ khoai môn

    Cây và củ khoai môn

  27. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  28. Con nhạc bạch: Con chim nhạn màu trắng.
  29. Nói
    Hỏi cưới (phương ngữ).
  30. Thốt Nốt
    Địa danh nay là một quận thuộc thành phố Cần Thơ. Tại đây có chợ, đình và một số công trình, địa điểm khác cùng mang tên Thốt Nốt, nhưng lại không có cây thốt nốt.
  31. Cờ Đỏ
    Địa danh nay là một huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ. Vào đầu thế kỉ 20, tại Cần Thơ có nhiều đồn điền lớn, mỗi đồn điền chọn một màu cờ (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen...) để cắm mốc địa giới của mình. Đồn điền Domaine Agricole de l’Ouest chọn cờ màu đỏ. Dần dần vì cái tên "Domaine Agricole de l’Ouest" khó đọc, khó nhớ, nên người dân gọi là đồn điền Cờ Đỏ, lâu ngày thành tên.
  32. Có bản chép: Để anh đi làm mướn.
  33. Những năm 1935-1965, Thốt Nốt được coi là trung tâm võ đài của miền Tây Nam Bộ. Chợ Thốt Nốt khi ấy có lập đài để các võ sĩ đến từ khắp nơi (An Nam, Lào, Thái, Miến Điện, Ma-rốc...) thi tài. Sau này phong trào võ thuật không còn được như trước, nên xuất hiện dị bản "Để anh đi làm mướn..." thay vì "Để anh đi đánh võ..."
  34. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  35. Gie
    (Nhánh cây) chìa ra.
  36. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  37. Nhận
    Đè mạnh xuống, thường cho ngập vào nước, vào bùn.
  38. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe