Em là con gái Giồng Trôm
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Yêu em anh phải nhớ ghi
Đánh Tây giữ đất mới bì trượng phu
Tìm kiếm "bên cầu"
-
-
Bến hiền thuyền đậu
-
Bến Tre có món tép rang
-
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
-
Muốn ăn khoai sọ chấm đường
-
Bước xuống ghe nan chèo sang bến thóc
Bước xuống ghe nan chèo sang Bến Thóc
Vừa chèo vừa khóc luỵ nhỏ tày non
Áo kia đủ cặp nhưng còn thiếu hơi
Bữa nay đủ áo quen hơi
Sớm mai xa cách, trời ơi hỡi trời
Trời đà sở định đôi nơi
Đứng gần thương nhớ, trông vời sơn khê
Buồn rầu lúc tỉnh lúc mê
Nước mắt kia lai láng cũng vì thương nhau.Dị bản
Bước xuống ghe nan chèo sang Bến Thóc
Vừa chèo vừa khóc luỵ nhỏ tày non
Áo kia đủ cặp nhưng còn thiếu hơi
Bữa nay đủ áo quen hơi
Sớm mai xa cách, trời ơi hỡi trời
Trời đà sở định đôi ta
Đứng gần thương nhớ, đứng xa buồn rầu
Buồn rầu lúc tỉnh lúc mê
Nước mắt kia lai láng cũng vì thương nhau.
-
Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ,
Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ
Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu
Lấy anh, em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn emDị bản
Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ
Anh nhìn cho tỏ thấy rõ đèn màu
Lấy em anh đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối chẳng nơi nào hơn em
-
Mười giờ tàu lại Bến Thành
-
Sông Sài Gòn sông bao nhiêu nước
-
Em Tám ơi, chợ Sài Gòn cất mới
Em Tám ơi, chợ Sài Gòn cất mới
Ghe tàu lui tới, bốn mặt đều xinh
Thấy em đẹp dạng tốt hình
Chẳng hay em có chung tình đâu chưa?Dị bản
-
Chợ Bến Thành mới
-
Ếch nhái cùng họ cùng hàng
-
Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo
Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo
Thương em anh bơi xuồng xuống, lúc đứng lúc chèo
Cả ngày đường xa vắng, nhưng em chê phận anh nghèo phải khổ tấm thân.Dị bản
Chợ Ngã Năm bán chó, chợ Thầy Phó bán heo
Thương em, anh giang xuồng lên xuống, lúc nghỉ lúc chèo
Cả ngày đường xa mưa nắng, em chê phận anh nghèo, thiệt khổ tấm thân anh.
-
Thân em vừa đẹp vừa giòn
-
Chim bay về xứ An Tân
-
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết mình nơi đâu. -
Phận em giả tỷ như chiếc thuyền tình
-
Bến trong thì nhờ, bến dơ thì chịu
Bến trong thì nhờ,
Bến dơ thì chịu -
Sông kia bên lở bên bồi
Sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục bên trong bên nào -
Tại anh tại ả, tại cả đôi bên
Chú thích
-
- Giồng Trôm
- Một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, trước đây còn có tên là quận Tán Kế, đặt theo tên Tán Lý quân cơ Lê Thành Kế (? - 1869), một vị quan triều Nguyễn, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Giồng Trôm. Địa danh Giồng Trôm có từ việc nơi đây từng là một giồng đất trồng nhiều cây trôm.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Con nước
- Cũng gọi là ngọn nước, chỉ sự lên xuống của mực nước sông theo thủy triều.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Bến Tre
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cũng được gọi là đất Trúc (thị xã Bến Tre trước đây còn có tên là Trúc Giang). Đây là vùng đất gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Toản, Trương Vĩnh Ký... Bến Tre cũng rất nổi tiếng vì trồng rất nhiều dừa, nên còn được gọi là Xứ Dừa.
-
- Khoai sọ
- Tên chung của một số giống khoai (khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi...) tương tự khoai môn như cho củ nhỏ hơn, nhiều tinh bột. Khoai sọ ăn được, thường để luộc, nấu canh hoặc nấu chè, hoặc cũng dùng làm thuốc. Ở một số vùng quê trước đây có nhiều khoai sọ mọc hoang, người dân thường tìm đào ăn trong những mùa đói kém.
-
- Lường
- Tên đoạn sông Lam chảy qua vùng thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tại đây có bến sông gọi là bến Đò Lường. Sông Lường là con sông gắn liền với bài hát Ví giận thương (Giận mà thương) nổi tiếng:
“Anh cứ nhủ rằng em không thương
Em đo lường thì rất cặn kẽ
Chính thương anh nên em bàn với mẹ
Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường”Nghe bài hát Giận mà thương do NSND Thu Hiền trình bày.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Sông Bến Thóc
- Tên dân gian của sông Thoa, tên Hán Việt là Thốc Giang, một con sông đào có thể được tiến hành từ thời chúa Nguyễn (chưa rõ năm nào), xuất phát từ Phú An, đi qua các xã Đức Hòa, Đức Tân, Đức Phong (huyện Mộ Đức) và cuối cùng đổ ra cửa Mỹ Á thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sông có tên như vậy vì ngoài việc cung cấp nước, sông còn có tác dụng về giao thông đường thủy, chở người, thóc lúa sản xuất được ngược lên để vào sông Vệ, thông thương đi nhiều nơi.
-
- Sở định
- Định đoạt, quyết định lấy.
-
- Sơn khê
- Núi (sơn) và khe nước chảy (khê). Chỉ vùng rừng núi.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.
-
- Sông Sài Gòn
- Tên cũ là Bình Giang, một con sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tứ diện
- Bốn mặt (từ Hán Việt).
-
- Dươn
- Duyên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thanh
- Người Tàu đời Mãn Thanh (Trung Quốc).
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Tửng
- Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).
-
- Nhái bén
- Loài nhái có cơ thể nhỏ bé, chân mảnh, lưng thường có màu xanh lá cây. Ban ngày, loài này thường ẩn nấp trong các bụi cây, đến tối mới nhảy ra tìm mồi. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng.
-
- Chợ Thầy Phó
- Tên mới là chợ Hựu Thành, một cái chợ ở Thầy Phó, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Mười hai bến nước
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng “Con gái mười hai bến nước” là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần.”
Mười hai bến nước, một con thuyền
Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- An Tân
- Một địa danh xưa, tục gọi Bến Ván, nay thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Ả
- Từ dùng để chỉ chị gái.