Tìm kiếm "mẹ"
-
-
Mèo già hóa cáo
-
Anh em cột chèo như mèo với chó
-
Chồn chân mỏi gối
Chồn chân mỏi gối
-
Của để dành là của mèo tha
Của để dành là của mèo tha
-
Mẹ còn là cả trời hoa
Mẹ còn là cả trời hoa
Cha còn là cả một tòa kim cương -
Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn
Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn
-
Mẹ cha là biển là trời
Mẹ cha là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha -
Mẹ cha như chuối chín cây
Mẹ cha như chuối chín cây
Sao đấy chẳng liệu, cho đây liệu cùng -
Mẹ lá rau, lá má
-
Mẹ em tham ruộng đầu cầu
-
Phụ mẫu tồn bất khả viễn du
Dị bản
-
Mẹ đánh một trăm không bằng cha hăm một tiếng
Mẹ đánh một trăm không bằng cha hăm một tiếng
-
Công cha như núi Thái Sơn
-
Công cha như núi ngất trời
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng con ơi -
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang. -
Đố ai đếm được lá rừng
-
Con ơi muốn nên thân người
-
Cây đa trốc gốc, thợ mộc đương cưa
Cây đa trốc gốc, thợ mộc đương cưa
Anh với em bề ngang cũng xứng, bề đứng cũng vừa
Bởi tại cha với mẹ kén lừa sui giaDị bản
-
Cây khô chưa dễ mọc chồi
Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu
Chú thích
-
- Mỉu
- Biến âm của từ "miu" (miêu) nghĩa là con mèo.
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Anh em cọc chèo
- Những người cùng làm rể trong một gia đình, còn gọi là anh em cột chèo, anh em đồng hao hay anh em đứng nắng.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Và
- Vài.
-
- Công phu
- Việc đánh chuông trống và tụng kinh cúng Phật trong chùa vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Cũng chỉ khoảng thời gian trong ngày vào lúc công phu - vào khoảng bốn giờ sáng hoặc bốn giờ chiều.
-
- Cách mấy
- Chừng nào, cỡ nào đi nữa (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thái Sơn
- Một ngọn núi ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, là một trong năm ngọn núi thiêng của Trung Quốc (gồm Hành Sơn, Hằng Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn và Tung Sơn). Núi Thái Sơn được xem là thiêng nhất trong năm ngọn núi này.
-
- Hiếu
- Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đạo
- Lẽ sống mà con người nên giữ gìn và tuân theo (theo quan niệm cũ).
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Dùi mài
- Dùi là động tác cố gắng làm thủng vật cứng, mài là động tác cố gắng làm mòn vật cứng, để vật ấy trở nên có ích. Hai động tác dùi mài do đó mang nghĩa: Chăm chỉ rèn luyện, gắng công làm lụng để được việc.
-
- Khoa
- Khoa thi. Thời xưa triều đình mở các khoa thi để chọn nhân tài làm quan.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.