Hai tay nâng cái khăn vuông
Ai đột chỉ tím ai luồn chỉ xanh
Bên góc bốn nhạn rành rành
Ở giữa con bướm đôi ngành thêu hoa
Khăn này chỉ để cho ta
Gọi là của khách đường xa mang về
Tìm kiếm "hài"
-
-
Hai cô đứng lại cho đồng
Hai cô đứng lại cho đồng
Để anh đứng giữa làm chồng hai cô -
Hai đứa mình “xôi đứng” xứng đôi
Hai đứa mình “xôi đứng” xứng đôi
Khi đi cũng đẹp, khi ngồi cũng cân -
Hai đứa mình như áo cắt chưa may
Hai đứa mình như áo cắt chưa may
Thương ngày nào đỡ ngày nấy, chớ chông gai khó lường -
Hai đứa mình như cặp cá lia thia
Dị bản
-
Hai vừng nhựt nguyệt rành rành
-
Hai ta sang một chuyến đò
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hai bà đi hái lộc mưng
-
Hai tay cầm vạt áo dày
-
Hai chân đạp đất giòn giòn
Hai chân đạp đất giòn giòn
Ruột đau nỗi ruột, gan mòn nỗi gan -
Hai đứa mình hòa, phụ mẫu không hòa
-
Hái rau bẻ củi trên cồn
-
Hai ta thề trước công môn
-
Hai tay em bưng hộp thuốc, khay trầu
-
Hai tay cầm bốn tao nôi
-
Hai đứa mình ở hai nơi
Hai đứa mình ở hai nơi
Gặp nhau hun hít đã đời mới thôi -
Hai đứa mình ngồi xuống một ghe
-
Hai đứa mình đứng cũng bằng vai
Hai đứa mình đứng cũng bằng vai
Người ngoài không biết, nói hai vợ chồng -
Hai ta đang nhớ đang thương
-
Hai môi không giữ kín răng
Chú thích
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lia thia
- Còn được gọi với các tên cá thia thia, cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt, có kích cỡ nhỏ, vảy khá sặc sỡ nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Đá bóng
- (Cá lia thia) đá với cái bóng của mình hiện ra trong tấm kính đặt đối diện họăc đá với bóng con lia thia khác đựng trong chai lọ sát bên. Lia thia được trong những keo, lọ, chai để san sát nhau, giữa có những tấm giấy bìa ngăn cách.Thỉnh thoảng, người ta lại rút tấm giấy bìa cho hai con lia thia đá bóng với nhau.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Vừng
- Vầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhật nguyệt
- Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.
Mai sau dầu đến thế nào,
Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần
(Truyện Kiều)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Lộc vừng
- Còn gọi là chiếc hay lộc mưng, loài cây thân gỗ, phân bổ khắp nước ta, thường mọc hoang ở rừng ngập nước, ven hồ, suối, rạch, gần đây được trồng làm cảnh. Lá non thường được dân ta dùng làm rau ăn kèm. Rễ, lá, quả lộc vừng còn dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Chặm
- Thấm từng tí cho khô (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Mót lúa
- Tìm nhặt những bông lúa còn sót trên đồng ruộng đã gặt xong. Đây là công việc cực nhọc, người mót lúa thường phải lang thang tìm kiếm qua nhiều cánh đồng mới có đủ ăn.
-
- Công môn
- Cửa công (từ Hán Việt). Thường chỉ cửa quan.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Tao nôi
- Sợi dây treo nôi để đưa. Tao (tau) có nghĩa là tua, giải, dây.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Hát huê tình
- Hay hát hoa tình, cũng gọi hát đối, hát giao duyên, hát ghẹo, lối hát mang âm hưởng hát ru pha với điệu hò, thường có đệm thêm những câu "em ôi," "bớ anh ơi," hay "này bạn mình ơi" v.v. Hát huê tình có nội dung chủ yếu là lời tán tỉnh, trêu ghẹo, ướm tình ý giữa đôi trai gái với nhau.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Yểu tướng
- Tướng chết non, chết sớm (từ Hán Việt).