Tìm kiếm "chín cõi"
-
-
Hoan hô các bác trồng cây
– Hoan hô các bác trồng cây
Mười cây chết chín, một cây gật gù
– Các cháu có mắt như mù
Mười cây chết tiệt, gật gù ở đâu? -
Ba cô vác gậy chọi đào
-
Sao mà không nói không cười
Sao mà không nói không cười
Hay là đây chín đó mười không ưng -
Trồng cây mà chẳng dám trèo
-
Ví dầu nàng có lòng yêu
-
Tiếng đồn con gái Phú Trung
-
Con cu làm tổ trên rừng
-
Cánh buồm bao quản gió xiêu
-
Nhác trông lên mái Nhà Thờ
-
Nhà anh phúc thọ đời đời
Nhà anh phúc thọ đời đời
Cha mẹ sinh hạ chín mười con trai
Cũng đều có đức có tài
Ai ai cũng xứng một đời tài hoa
Anh Cả thì đỗ thám hoa
Anh Hai tiến sĩ anh ba tú tài
Anh Tư là quan tỉnh Đoài
Anh Năm dẹp giặc tỉnh ngoài tỉnh trong
Anh Sáu tổng đốc xứ Đông
Anh Bảy án sát ở trong Ninh Bình
Anh Tám tuần phủ Bắc Ninh
Anh Chín tri phủ Quảng Bình gần xa
Anh là em Út trong nhà
Anh đi kén vợ đường xa nước người
Thấy em đẹp nói đẹp cười
Đẹp người đẹp nết lại tươi răng vàng
Vậy nên anh gửi thơ sang
Bởi lòng anh quyết lấy nàng mà thôi -
Chàng ơi: ơn thầy ba năm cúc dục
-
Nước mắm mặn ba năm còn mặn
-
Ai về Cái Cá hái lá rau mơ
-
Tình anh thấp thỏm đợi chờ
Tình anh thấp thỏm đợi chờ
Tình em muôn đợi chín chờ mười mong -
Nồi dấm mà nấu cà kiu
-
Một nong tằm bằng năm nong kén
Một nong tằm bằng năm nong kén
Một nong kén bằng chín nén tơ
Em thương anh tháng đợi năm chờ
Lòng nào dứt mối lìa tơ cho đành.Dị bản
Một nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là chín nén tơ
Quản bao tháng đợi năm chờ
Ai ơi dứt mối lìa tơ sao đànhMột nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là chín nén tơ
Thương anh chín đợi mười chờ
Ai ơi dứt mối lìa tơ sao đành
Video
-
Một nong tằm là năm nong kén
-
Thằng Bờm có cái quạt mo
-
Con quạ nó đứng chuồng heo
Chú thích
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Cù nèo
- Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phú Trung
- Địa danh nay thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
-
- Phú Tài
- Địa danh trước đây là một thôn thuộc xã Phước Thạnh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1986, xã Phước Thạnh được sáp nhập vào thành phố Quy Nhơn, khu vực này trở thành ngã ba Phú Tài.
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Cu cu
- Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Bánh bỏng gạo
- Cũng gọi là bánh cốm (phân biệt với cốm ở miền Bắc), một loại bánh dân dã làm từ gạo nếp nổ kết với nhau bằng đường thắng hoặc mật mía. Bánh ăn giòn, thơm, có vị ngọt nhẹ.
-
- Nhà thờ Lớn Hà Nội
- Tên chính thức là Nhà thờ Chính tòa thánh Giuse, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, được xây dựng từ năm 1884, nay thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Thám hoa
- Học vị của người đỗ thứ ba trong khoa thi Đình thời phong kiến (sau Trạng nguyên và Bảng nhãn).
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Tổng đốc
- Chức quan đứng đầu bộ máy cai trị một tỉnh lớn hoặc vài tỉnh dưới thời nhà Nguyễn, mang hàm tòng nhất phẩm hoặc chánh nhị phẩm.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Án sát
- Chức quan đứng đầu ty Án sát, trông coi việc hình (luật lệ, xét xử) trong một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn, thuộc hàng tam phẩm.
-
- Ninh Bình
- Một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vùng đất này từng là kinh đô nước ta vào thế kỉ 10, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng.
-
- Tuần phủ
- Chức quan đứng đầu một tỉnh nhỏ dưới thời nhà Nguyễn.
-
- Bắc Ninh
- Một tỉnh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, rất giàu truyền thống văn hóa. Bắc Ninh có nhiều lễ hội (hội Lim, hội Đền Đô, hội Phù Đổng...), nhiều đền chùa (chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích...), là quê hương của danh tướng Cao Lỗ, Lý Thái Tổ, Nguyên Phi Ỷ Lan, đồng thời là cái nôi của dân ca quan họ.
-
- Tri phủ
- Chức quan đứng đầu một phủ hoặc châu (tương đương với một huyện nhưng có vị trí quan trọng hơn), có quyền cao nhất cả về dân sự lẫn quân sự trong địa hạt đó.
-
- Quảng Bình
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vùng hẹp nhất của nước ta từ Đông sang Tây (chỉ dài độ 50 km). Vào thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Từ 20/9/1975 đến 1/7/1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các di tích lịch sử thời Trịnh - Nguyễn phân tranh như thành Đồng Hới, Lũy Thầy... Nơi đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Ngô Đình Diệm...
-
- Răng vàng
- Trong quá trình nhuộm răng đen, bước đầu răng có màu cánh gián (hơi ánh màu vàng đất), nếu nhuộm tiếp thì mới có màu đen. Một số người không muốn nhuộm nữa, để màu vàng, nên gọi là răng vàng.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Cúc dục
- Nuôi nấng, dạy dỗ, chỉ công ơn cha mẹ (từ Hán Việt). Xem Chín chữ cù lao.
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Mơ
- Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.
-
- Cà kiu
- Một loại cà có tràng hoa màu tím, cho quả nhỏ bằng ngón chân cái, mọng tròn, màu đỏ hoặc cam, vị rất chua, mùi thơm đặc biệt.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Bánh bèo
- Một món bánh rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Bánh làm từ bột gạo, có nhân phía trên mặt bánh làm bằng tôm xay nhuyễn. Nước chấm bánh bèo làm từ nước mắm, và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...