Tìm kiếm "Hằng Nga"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn Hàng Cá, má Hàng Hương
-
Chuột bầy làm chẳng nên hang
-
Tối lửa tắt đèn
Tối lửa tắt đèn
-
Em về dọn quán bán hàng
-
Ruộng bà bà đứng bà trông
-
Thấy đèn em hổ với trăng
-
Chiều chiều dạo mát dưới trăng
Chiều chiều dạo mát dưới trăng
Trông lên chỉ thấy chị Hằng ở trong. -
Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu
-
Động Bích Đào vừa cao vừa lạ
-
Trả ta đủ gạo đủ tiền
Trả ta đủ gạo đủ tiền
Thì ta sẽ cấy cho liền hàng sông
Nếu mà bớt gạo bớt công
Thì ta cấy rộng hàng sông ta về -
Vợ chồng hàng xáo chúng ta
-
Chữ thầy trả thầy, bút trả hàng xén, giấy nay phất diều
-
Thừa con gả cho hàng tờ
-
Bước xuống ruộng sâu mảng sầu con bìm bịp
-
Hà Nội băm sáu phố phường
-
Con ơi mẹ bảo câu này
Con ơi mẹ bảo câu này,
Học buôn học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.
Trước là đắc nghĩa cùng chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười.
Con ơi, nhớ bấy nhiêu lời ! -
Mẹ em hằng vẫn khuyên răn
-
Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ
-
Tháng ba cơm gói ra Hòn
Chú thích
-
- Tâng hẩng
- Chưng hửng.
-
- Hàng Cá
- Tên một con phố thuộc hệ thống phố cổ Hà Nội, đi từ Hàng Đường, cắt ngang phố Chả Cá, đến phố Thuốc Bắc. Xưa kia, khi còn chưa lấp sông Tô Lịch, nơi đây gần cửa sông nên là nơi tập trung bán cá, gọi tên là trại Tiền Ngư (cá tươi).
-
- Hàng Hương
- Nay là phố Hàng Cháo, trước đây chuyên sản xuất loại hương đen cổ truyền. Từ vài chục năm nay còn có một phố Hoàng Hương khác do một số người có nghề làm hương trầm quê ở làng Đông Lỗ, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên di cư sang sinh sống lập ra. Phố Hoàng Hương này chỉ dài dài 65m, rộng 6m, nối giữa phố Phùng Hưng và phố Lý Nam Đế.
-
- Lồn Hàng Cá, má Hàng Hương
- Câu đùa về hai loại mùi hôi và thơm nhất Hà Nội.
-
- Chuột bầy làm chẳng nên hang
- Đông người mà không có trí thì chẳng làm nên sự gì. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hàng sông
- Còn gọi là hàng lườn, khoảng cách giữa các hàng lúa tính theo chiều đi giật lùi của người cấy.
-
- Hàng con
- Còn gọi là hàng tay, hàng lúa ngang theo chiều tay cấy.
-
- Đạo hằng
- Đạo thường. Ý nói ăn ở bình thường, ngay thẳng, có đạo đức. Cũng nói là tính (tánh) hằng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Động Từ Thức
- Còn gọi là động Bích Đào, một hệ thống hang động núi đá vôi với nhiều nhũ đá, hiện thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi gắn liền với tích Từ Thức gặp tiên.
-
- Hang Bạch Á
- Một cái hang gần động Từ Thức, thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Hàng xáo
- Nghề đong thóc về xay giã thành gạo rồi đem bán để kiếm lãi. "Hàng xáo" còn để chỉ chung những người buôn bán nhỏ, ít vốn, phải xoay xở mua rồi bán trong thời gian ngắn nhất.
-
- Bách niên giai lão
- Sống cùng nhau cho đến trăm tuổi. Đây là lời chúc dành cho cặp vợ chồng mới cưới.
-
- Và
- Vài.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Hàng xén
- Cửa hàng tạp hóa hoặc gánh hàng chuyên bán những thứ vặt vãnh như kim, chỉ, đá lửa, giấy bút...
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Hàng tờ
- Người làm tranh Đông Hồ.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Bìm bịp
- Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Hàng Bột
- Một phố của thành Thăng Long ngày trước, nay là phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội.
-
- Hàng Đường
- Một phố trong khu phố cổ Hà Nội, dài 180m, chạy theo hướng bắc - nam, phía nam nối vào phố Hàng Ngang, phía bắc nối phố Đồng Xuân, cắt ngang bởi phố Hàng Cá và Ngõ Gạch. Tên phố từ xưa đến nay không bị thay đổi. Đây là nơi từ xưa chuyên bán các loại đường, mứt, bánh, kẹo. Từ khoảng những năm 1940 đến nay, phố này bắt đầu trở thành nơi nổi tiếng với các sản phẩm ô mai.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Đắc nghĩa
- Trọn nghĩa.
-
- Họ mạc
- Bà con họ hàng.
-
- Hằng
- Luôn luôn.
-
- Hang Cắc Cớ
- Một cái hang nằm trên núi Thầy, nơi có chùa Thầy. Hang sâu, hiểm trở, hiện nay là một điểm thu hút khách du lịch. Tương truyền hơn 1000 năm trước, quân của tướng Lữ Gia đánh nhau với giặc Hán, phải rút về trú ở hang, rồi quyên sinh ở đây. Đời vua Bảo Đại, triều đình đã cho xây một bể xương cao 2m, dung tích 18 m3 để tưởng nhớ, và suy tôn những vị đó là Thần. Bởi vậy, hang Cắc Cớ còn có tên gọi khác là Hang Thần.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Hòn Chông
- Một địa danh trước đây là một hòn đảo thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, dần về sau dính vào đất liền mà thành núi. Có tên gọi như vậy vì núi này bao gồm nhiều tảng đá nhọn, trông xa như một bàn chông. Hiện nay đây là một thắnh cảnh có tiếng của tỉnh Kiên Giang.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Hang Mai
- Có ý kiến cho rằng đây là tên của cái hang nằm trên núi Hòn Chông, trong có ngôi chùa Hải Sơn Tự, tục gọi là chùa Hang. Tuy nhiên, trong cuốn phóng sự Đồng Quê, giải thưởng hội Khuyến Học Cần Thơ năm 1943, tác giả Phi Vân lại viết: Mai [nghĩa là] khỉ... Hang Mai tức là hang của loài khỉ. Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa.