Tìm kiếm "làm ma"
-
-
Mai dong chưn thấp chưn cao
-
Ông mai chân thấp chân cao
Ông mai chân thấp chân cao
Muốn ăn thịt mỡ nói vào nói raDị bản
-
Đường xa xa thật là xa
Đường xa xa thật là xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình -
Tiếc công anh lau dĩa chùi bình
-
Em đi chân bước bần thần
Em đi chân bước bần thần,
Hai đứa mình quyết chắc, không cần ông mai -
Bà mai giọng thấp giọng cao
Bà mai giọng thấp giọng cao
Một tay cột mở, nói vào nói ra -
Làm thần đất ta, làm ma đất người
-
Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ
-
Đón ngăn đường tắt, tui hỏi gắt bạn chung tình
-
Thò tay ngắt ngọn trâm bầu
-
Phụ mẫu sanh đẻ, phụ mẫu định
Dị bản
Phụ mẫu sanh em, để phụ mẫu định
Em đâu dám tư tình cãi lệnh mẹ chaPhụ mẫu tui sanh, để phụ mẫu tui định
Ngày nay tui đâu dám cải lịnh sợ phụ mẫu rầy
Này anh ơi anh về cậy mai đến đây
Phụ mẫu tui ừ, tui sẽ ưng anh
-
Cây cằn vì bởi trái sai
-
Mâm trầu, hũ rượu đàng hoàng
Mâm trầu, hũ rượu đàng hoàng
Cậy mai đến nói phụ mẫu nàng thì xong -
Đưa dâu bằng sõng, bằng ghe
-
Xấu dao xắt chẳng nên gừng
-
Xấu tre uốn chẳng nên cần
Xấu tre uốn chẳng nên cần
Xấu mai nên chẳng đặng gần với emDị bản
Xấu tre uốn chẳng nên cần
Xấu trai nên chẳng được gần với em
-
Nên duyên như lá tìm cành
-
Ở đời có bốn cái ngu
-
Lầu nào cao bằng lầu ông phó
Chú thích
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Mai dong
- Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Nọng
- Khoanh thịt ở cổ gia súc cắt ra, thường không ngon.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Làm thần đất ta, làm ma đất người
- Giỏi giang bất quá chỉ ở xứ mình, ra xứ người thì chưa chắc. Có một câu ca dao tương tự.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Con nước
- Cũng gọi là ngọn nước, chỉ sự lên xuống của mực nước sông theo thủy triều.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Điểu
- Con chim (từ Hán Việt).
-
- Trâm bầu
- Một loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.
-
- Đại
- (Làm việc gì) ngay, chỉ cốt cho qua việc, hoặc không kể đúng sai (khẩu ngữ).
-
- Lịnh
- Lệnh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sõng
- Xuồng nhỏ đan bằng nan tre.
-
- Bè
- Phương tiện di chuyển trên nước, đóng bằng cách cột nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ...) với nhau.
-
- Xà tích
- Đồ trang sức của phụ nữ Việt Nam xưa, thường giắt thõng ở cạnh bao lưng, gồm dây mắt xích nhỏ bằng bạc đeo ống bạc, dao con (để bổ cau, têm trầu), có khi thêm cả chùm chìa khoá.
-
- Khuyên
- Hoa tai.
-
- Lãnh nợ
- Trả nợ hoặc vay mượn giúp người khác. Có bản chép: gánh nợ, giải nợ.
-
- Gác cu
- Bẫy chim cu bằng lồng bẫy có sử dụng chim mồi.
-
- Gọi làm mai là ngu vì khi cuộc hôn nhân không được hạnh phúc, người mai mối thường bị "đổ thừa."
Gọi lãnh nợ là ngu vì nếu người vay quỵt nợ thì người lãnh nợ phải trả nợ thay.
Gọi gác cu là ngu vì đây là một công việc vất vả cực nhọc, tốn rất nhiều thời gian, lại nguy hiểm, dễ bị côn trùng và rắn độc cắn.
Gọi cầm chầu là ngu vì việc hay dở là tùy vào cảm thụ của mỗi người, rất khó làm vừa lòng tất cả.
-
- Ông phó
- Tên gọi dân gian của những người có học vị Phó bảng thời phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945). Đây là những người dự thi Hội mà không đủ điểm đỗ Tiến sĩ, được lấy đỗ thêm để khuyến khích, tên ghi vào một bảng phụ, nên gọi là Phó bảng. Theo Đại Nam thực lục, học vị này có từ năm 1829, do vua Minh Mạng chủ trương.