Một đàn cò trắng bay quanh
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng
Mình về, mình nhớ ta chăng?
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Tìm kiếm "cò trắng"
-
-
Con cò trắng bệch như vôi
Con cò trắng bệch như vôi
Đừng nông nổi nữa, đừng lời nguyệt hoa
Ví dù muốn đẹp đôi ta
Đừng như cánh bướm quanh hoa đầu mùa
Đừng vê thuốc, đừng bỏ bùa
Đừng như chú tiểu ở chùa Thiều Quang
Đừng thắm nhạt, đừng đa đoan
Nên duyên thì phượng với loan một lời
Giăng kia vằng vặc giữa giời
Giăng ai soi tỏ lòng người nầy cho -
Đất chỉ vàng, làng cò trắng
-
Có trăng anh phụ lòng đèn
-
Quê tôi có gió bốn mùa
Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm
Chuông hôm gió sớm trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi
Mai này tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa -
Cái cò trắng bạch như vôi
Cái cò trắng bạch như vôi
Có lấy làm lẽ chú tôi thì về
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê
Thím tôi móc mắt mổ mề xem ganDị bản
Cái cò trắng bạch như vôi
Cô kia có lấy chú tôi thì về
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê
Thím tôi thì mổ lấy mề nấu canhCái cò trắng bạch như vôi
Có ai lấy lẽ chú tôi thì về
Chú tôi chẳng đánh chẳng chê
Thím tôi móc ruột, lôi mề ăn ganCon cóc ăn trầu đỏ môi
Ai muốn lấy lẽ bố tôi thì về
Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê
Mài dao cho sắc, mổ mề xem gan
-
Chầu rày đã có trăng non
-
Con cò trắng tợ như vôi
-
Một đàn cò trắng bay chung
Một đàn cò trắng bay chung
Bên nam bên nữ ta cùng cất lên
Cất lên một tiếng linh đình
Cho loan sánh phượng, cho mình sánh ta -
Con quạ đen con cò trắng
Con quạ đen con cò trắng
Con ếch ngắn, con rắn dài
Em trông anh trông mãi, trông hoài
Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên -
Có trăng thì phụ lòng đèn
Có trăng thì phụ lòng đèn
Ba mươi, mồng một đi tìm lấy trăng -
Cái cò trắng bạc như vôi
Cái cò trắng bạc như vôi
U ơi u lấy vợ hai cho thầy
Có lấy thì lấy vợ gầy
Đừng lấy vợ béo, mà nó đánh cả thầy lẫn uDị bản
-
Con quạ ăn dưa, con cò phơi nắng
-
Đầu trọc lông lốc
Đầu trọc lông lốc
Là cái bình vôi
Cái miệng loe môi
Là cái thìa ốc
Đôi chân xám mốc
Là con diệc trời
Ngủ đứng ngủ ngồi
Là con cò trắng
Hay bay hay tắm
Là con le le … -
Có trăng em phụ ánh đèn
Có trăng em phụ ánh đèn
Có chồng em phụ bạn quen không chào. -
Một đàn cò trắng phau phau
-
Một bầy cò trắng
-
Một đàn cò trắng bay qua
Một đàn cò trắng bay qua
Biết mặt mà chẳng biết nhà làm quen
Nhà chàng được mấy anh em
Cho tôi biết tuổi biết tên tôi chào
Mẹ thầy là người làm sao
Tôi trông thấy mặt tôi chào cho mau
Miệng thời chào mẹ đi đâu
Tay thời mở túi đưa trầu mẹ ăn
Tôi ra Tấn mới gặp Tần
Đôi ta hồ dễ mấy lần gặp nhau
Đâu người đón trước ngăn sau
Thì ta cũng nói với nhau một lời -
Nhìn đàn cò trắng bay qua
Nhìn đàn cò trắng bay qua
Thấy đồng lúa ở quê nhà héo hon
Xung quanh đồng lúa những đồn
Lúa héo bao ngọn căm hờn bấy nhiêu
Đêm nay sóng lúa rào rào
Hạ đồn, lúa dậy vẫy chào đoàn quân -
Một đàn cò trắng bay cao
Chú thích
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Vê
- Động tác dùng ngón trỏ và ngón cái mà vo viên cho tròn.
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Thiền Quang
- Còn gọi là Thiều Quang, một ngôi chùa cổ, nay thuộc xã Thái Hòa, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
-
- Đa đoan
- Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Truyện Kiều)
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Đất chỉ vàng, làng cò trắng
- Làng cổ Thụ Ích (nay thuộc xã Yên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) trước kia có nghề làm chỉ tơ tằm, ruộng đồng lại tươi tốt, thẳng cánh cò bay (theo Địa chí Vĩnh Phúc).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Trăng non
- Trăng vào những đêm đầu tháng âm lịch, chưa tròn, nhưng mỗi đêm một đầy dần.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bát Bồng.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- U
- Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Vợ lẽ
- Vợ hai, vợ thứ.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Thìa ốc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thìa ốc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)