Ca dao Mẹ

  • Tiếng đồn anh hay chữ

    – Tiếng đồn anh hay chữ
    Lại đây em hỏi thử
    Đôi câu lịch sử Khánh Hòa
    Từ ngày Tây cướp nước ta
    Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa,
    Anh hãy nói ra cho em tường?
    – Nghe lời em hỏi mà thương
    Thương người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng
    Vì thù non sông
    Thề không đội trời chung với giặc
    Từ Nam chí Bắc
    Thiếu chi trang dạ sắt, gan đồng
    Ở Khánh Hòa thì có ba ông
    Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị
    Ông Trịnh Phong trấn nơi biển Cù
    Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu
    Ba ông một bụng nghìn thu danh truyền
    – Ba ông là bậc anh hiền
    Gọi “Khánh Hòa tam kiệt
    Người người đều biết
    Đều thương đều tiếc
    Chưa thỏa nguyền núi sông
    Tấm thân xem nhẹ tựa lông hồng
    Hỏi anh còn nhớ “Quảng Phước tam hùng” là ai?
    – Dám đâu quên kẻ anh tài
    Rèn gan sắt đá khôn nài bể dâu
    Gương phấn dũng làu làu Phạm Chánh
    Cùng Phạm Long chung gánh nước non
    Cha con trung nghĩa vẹn tròn
    Cùng Nguyễn Sum nguyện mất còn có nhau
    Bao phen cay đắng hận thù
    Tam hùng, tam kiệt nghìn thu trăng rằm

  • Bình luận

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Khánh Hòa
    Một tỉnh duyên hải thuộc Nam Trung Bộ. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... cùng khu du lịch quốc tế bắc bán đảo Cam Ranh. Với khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác, Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

    Vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hòa

    Vịnh Vân Phong

  2. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  3. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Trần Đường
    Một sĩ phu nhà Nguyễn, làm đến chức Tổng trấn dưới triều Tự Đức. Ông sinh năm Kỷ Hợi (1839), quê làng Hiền Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà (nay là thôn Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà). Khi quân Pháp đánh phá miền Bắc (1873-1882), ông liên hợp với các nhóm Cần Vương, xây dựng lực lượng đánh Pháp. Đến năm 1884, Vạn Ninh thất thủ, ông rút lui cầm cự được ít lâu thì quân Pháp bắt cả dòng họ ông làm con tin và đe doạ tàn sát dân làng để gây áp lực. Vì thương dân, ông đã tự ra nạp mình. Ngày 1/8/1885 (10/6 Ất Dậu), quân Pháp xử chém ông, bêu đầu tại Vạn Giã, ba ngày sau mới cho mang thi hài ông về an táng.
  5. Dốc Thị
    Một địa danh nay thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Huyện Vạn Ninh là địa bàn hoạt động của nghĩa quân tổng trấn Trần Đường, một thủ lĩnh chống Pháp của Khánh Hòa.
  6. Trịnh Phong
    Một thủ lĩnh nghĩa quân thuộc phong trào Cần Vương của tỉnh Khánh Hòa. Ông tham gia chống Pháp từ năm 1885, đến tháng 8/1886 thì bị giặt bắt và xử trảm tại Hòn Khói (11-9-1886). Ông được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại tướng và lập miếu thờ tại thôn Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, nay vẫn còn.

    Miếu thờ Trịnh Phong

    Miếu thờ Trịnh Phong

  7. Cù Huân
    Dân gian còn gọi là cửa Lớn, cửa biển nơi con sông Cái đổ ra biển, nay thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Huyện Diên Khánh là địa bàn hoạt động và chiến đấu của nghĩa quân Trịnh Phong, một thủ lĩnh kháng Pháp của phong trào Cần Vương.
  8. Nguyễn Khanh
    Còn có tên là Nguyễn Giảng, tự Quý Hiên, một thủ lĩnh nghĩa quân thuộc phong trào Cần Vương. Ông là người làng Võ Cạnh (nay thuộc xã Vĩnh Trung, quận Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa), sinh năm Giáp Ngọ (1834) triều Minh Mạng, đậu Tú tài khoa Quý Dậu triều Tự Ðức (1873), nổi tiếng văn hay, chữ tốt. Người đương thời khen tặng:

    Tờ mây xếp để hàng hàng phụng,
    Ngọn thỏ tung ra nét nét rồng.

    Năm Ất Dậu, theo chiếu Cần Vương, ông đảm nhận chức Tán tương quân vụ cùng hai người em là Nguyễn Dị giữ chức Tham Tán và Nguyễn Lương giữ chức Kiểm Biện, coi việc tuyển mộ binh sĩ, tiếp tế quân đội trong phong trào Cần Vương. Ngày 20 tháng chạp năm Bính Tuất (1886), ông hi sinh tại cây dầu Đôi, nay là ngã ba Thành, thành phố Nha Trang.

  9. Quân nhu
    Những vật dụng, đồ đạc cần thiết cho đời sống trong quân đội (quần áo, lương thực...)
  10. Khánh Hòa tam kiệt
    Ba anh hùng hào kiệt đất Khánh Hòa, gồm Trần Đường, Trịnh PhongNguyễn Khanh, ba thủ lĩnh thuộc phong trào Cần Vương.
  11. Lông hồng
    Lông của chim hồng. Theo điển tích Trung Hoa, chim hồng, chim hộc là loài chim bay cao nhất trong tất cả các loài chim.
  12. Quảng Phước tam hùng
    Ba vị anh hùng đất Quảng Phước (Khánh Hòa). Gồm có các ông Phạm Chánh, Phạm LongNguyễn Sum, ba thủ lĩnh thuộc phong trào Cần Vương của tỉnh Khánh Hòa.
  13. Khôn nài
    Không quản, không màng (khó khăn).
  14. Bể dâu
    Từ tiếng Hán thương hải tang điền (biển xanh, nương dâu). Tiếng Việt ta có thành ngữ là bãi bể nương dâu. Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng "Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu."

    Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.

    Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

    (Truyện Kiều)

  15. Phấn dũng
    Anh dũng và hăng hái (từ Hán Việt).
  16. Phạm Chánh
    Một thủ lĩnh kháng pháp thuộc phong trào Cần Vương. Ông người làng Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh (Quảng Phước), tỉnh Khánh Hòa. Tương truyền ông học rất giỏi, nhưng không đi thi. Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông được cử giữ chức Tham trấn trong hàng ngũ của Tổng trấn Trần Đường ở quân khu Bắc. Ông anh dũng chiến đấu và hy sinh năm Bính Tuất (1886) cùng với con trai cả là Phạm Long và ông Nguyễn Sum, được nhân dân suy tôn là Quảng Phước tam hùng.
  17. Phạm Long
    Có tài liệu ghi là Phạm Luân, con trai cả của ông Phạm Chánh, quê ở làng Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh (Quảng Phước), tỉnh Khánh Hòa. Ông cùng cha ứng nghĩa Cần Vương, giữ chức Nhiếp binh. Khi Phạm Chánh bị giặc bắt, ông cùng Nguyễn Sum tự nộp mình để cùng được chết. Ba ông được nhân dân suy tôn là Quảng Phước tam hùng.
  18. Nguyễn Sum
    Một thủ lĩnh kháng Pháp thuộc phong trào Cần Vương. Ông sinh tại làng Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh (Quảng Phước), tỉnh Khánh Hòa, đồng hương và là bạn chiến đấu với cha con Phạm ChánhPhạm Long. Khi tham gia kháng Pháp, ông giữ chức Hiệp trấn. Khi Phạm Chánh bị giặc bắt, ông cùng Phạm Long tự ra nộp mình để cùng chết. Cả ba ông đều bị xử bắn và bêu đầu vào tháng 6 năm Bính Tuất (1886), được nhân dân suy tôn là Quảng Phước tam hùng.
  19. Trong những năm đầu giải phóng miền Bắc (1954), dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Thương nghiệp đã liên tiếp đưa ra nhiều quyết định tách và sát nhập các công ty.
  20. Mủng
    Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
  21. Phanh
    Khoanh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  23. Hát đối về nghề làm dây từ xơ dừa ở thôn Chánh Khoan Đông, Mỹ Lợi, Phù Mỹ, Bình Định.
  24. Tam Sơn
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tam Sơn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  25. Ba Hà
    Tức Hà Thượng, Hà Trung, Hà Hạ (nay là Hà Thanh), ba làng nghề được lập vào cuối thế kỉ 15, nay thuộc địa phận Gio Linh, Quảng Trị.
  26. Cánh Hòm
    Một con sông trải dài trên diện tích phía đông của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nối liền sông Thạch Hãn ở phía Nam và sông Bến Hải ở phía Bắc.
  27. Bastos Luxe
    Giới bình dân gọi là "Bát Tốt Lát" hay "Bát Tốt Lút," một nhãn thuốc lá đầu lọc của hãng Juan Bastos phổ biến vào những năm 1960 ở Sài Gòn.
  28. Hệ giáo dục phổ thông miền Bắc từ năm 1956 đến năm 1985 chia làm ba cấp: cấp I bốn năm, cấp II và cấp III mỗi cấp ba năm, tổng cộng là mười năm.
  29. Lò Nồi
    Tên một xóm xưa thuộc tổng Dưỡng Động, nay là xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
  30. An Tử
    Tên một thôn nay thuộc xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
  31. Giôn-xơn
    Lyndon Baines Johnson, tổng thống thứ 36 của Mỹ, nắm giữ hai nhiệm kì từ năm 1963 đến năm 1969. Ông này chủ trương đẩy mạnh sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mà tiêu biểu là việc triển khai quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964.

    Tổng thống Mỹ Johnson

    Tổng thống Mỹ Johnson

  32. Trường Sơn, Lào, Thủ Đô, Tam Đảo, Điện Biên đều là tên của các nhãn hoặc loại thuốc lá phổ biến ở miền Bắc vào những năm 1960-1970.

    Thuốc lá Điện Biên

    Thuốc lá Điện Biên

  33. Thái Bình
    Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.

    Bãi biển Đồng Châu

    Bãi biển Đồng Châu

  34. Cầu Bo
    Tên dân gian của cầu Độc Lập bắc qua sông Trà Lý, xưa thuộc làng Bo, tỉnh Thái Bình.

    Cầu Bo những năm 1920

  35. Can trường
    Gan dạ, coi thường hiểm nguy.
  36. Tri Lễ
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
  37. Cao Thắng
    (1864 – 1893) Quê xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) thuộc phong trào Cần Vương. Ông có công chế tạo súng cho nghĩa quân, gây ra tổn thất lớn cho thực dân Pháp. Tháng 11/1893, Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) khi mới 29 tuổi.
  38. Cu li
    Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
  39. Hồng Gai
    Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

  40. Công ti than Bắc Kì
    Tên tiếng Pháp là Société française des charbonnages du Tonkin (viết tắt là SFCT), một công ti Pháp được thành lập 1988 với mục đích quản lí và vơ vét tài nguyên than đá ở Hạ Long với thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản. Công ti này tuyển dụng người Hoa ("khách") và người Việt làm phu mỏ với mức lương rẻ mạt. Đây là cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân khu mỏ Quảng Ninh nói riêng.

    Mỏ than Hà Tu

    Mỏ than Hà Tu thuộc công ti than Bắc Kì

  41. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  42. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  43. Hà Lầm
    Địa danh nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long. Tại đây có mỏ Hà Lầm, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.
  44. Hà Tu
    Tên cũ là Hà Sú, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có mỏ than Hà Tu, vào thời Pháp thuộc thuộc sự quản lí của công ti than Bắc Kì.

    Đường sắt mỏ Hà Tu (Nguồn: Thư viện quốc gia Pháp)

    Đường sắt mỏ Hà Tu (Nguồn: Thư viện quốc gia Pháp)

  45. Ngã Hai
    Một khu vực thuộc xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có mỏ than Ngã Hai, hiện vẫn còn được khai thác.
  46. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  47. Đốc công
    Người thay mặt chủ xí nghiệp trông nom công việc của thợ thuyền ngày trước.
  48. Cai
    Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
  49. Va-gông
    Toa xe (từ tiếng Pháp wagon).
  50. La ga
    Tiếng Pháp la gare, nghĩa là nhà ga.
  51. Nagotna
    Một mỏ than thuộc quyền sở hữu của công ti Than Bắc Kì dưới thời Pháp thuộc, nối với mỏ than Hà Tu bằng một tuyến đường sắt dài 3km.
  52. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  53. Ăng-lê
    Nước Anh hoặc người Anh (từ tiếng Pháp Anglais).
  54. Cửa Ông
    Địa danh nay là phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có đền Cửa Ông, được xem là một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam, thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật lịch sử thời Trần.

    Đền Cửa Ông

    Đền Cửa Ông

  55. Cẩm Phả Po
    Cảng Cẩm Phả ("po" phiên âm từ tiếng Pháp port, nghĩa là cửa hoặc cảng).
  56. Cẩm Phả min
    Mỏ than Cẩm Phả ("min" phiên âm từ tiếng Pháp mine, nghĩa là mỏ).
  57. Cọc Sáu
    Tên một mỏ than nay thuộc địa phận phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
  58. Mông Dương
    Địa danh nay là tên một phường thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi có mỏ than Mông Dương, một trong những mỏ thang có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất từ thời Pháp thuộc.

    Khai thác than ở mỏ Mông Dương

    Khai thác than ở mỏ Mông Dương

  59. Tên Baille, sếp đường tàu hỏa.
  60. La voa
    Sổ nhật trình.
  61. Núi Béo
    Tên một mỏ than nay thuộc địa phận phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  62. Cọc Năm
    Một mỏ than thuộc quyền quản lí của công ti than Bắc Kì dưới thời Pháp thuộc, nay thuộc địa phận phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long.
  63. Cẩm Phả
    Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.

    Cẩm Phả về đêm

    Cẩm Phả về đêm

  64. Còi tầm
    Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
  65. Bắt cô trói cột
    Một loài chim thuộc họ Cu cu, chim trưởng thành nửa thân trên có màu trắng, nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Tiếng chim kêu nghe như "Bắt cô trói cột" nên dân gian lấy làm tên, sinh sống hầu như trên khắp nước ta. Nghe tiếng chim bắt cô trói cột.

    Bắt cô trói cột

    Bắt cô trói cột

  66. Dân phu
    Người dân lao động phải làm những công việc nặng nhọc trong chế độ cũ (phu xe, phu mỏ, phu đồn điền).
  67. Hào
    Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.

    Tiền giấy năm hào

    Tiền giấy năm hào

  68. Đông Triều
    Tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, là vùng đất cổ có từ thời Bắc thuộc, ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa. Đây cũng là nơi phát hiện ra than đá đầu tiên ở Việt Nam, và than đá Đông Triều đã được khai thác từ rất sớm – từ những năm 1820.

    Lăng mộ vua Trần ở đập Trại Lốc

    Lăng mộ vua Trần ở đập Trại Lốc