Em chưa có chồng chân rời tay rảnh
Em có chồng rồi một cảnh hai quê
Nói ra cam khổ nhiều bề bạn ơi
Phải răng chịu rứa cho rồi
Gạo trút vô nồi không lẽ trút ra
Xưa kia quyền mẹ với cha
Bây giờ có lẽ người ta nắm quyền
Vợ với chồng là nghĩa bá niên
Bạn biểu ta phân chiếc đũa, đồng tiền sao nên
Những bài ca dao - tục ngữ về "vợ chồng":
-
-
Con cá lý ngư sầu tư biếng lội
-
Ta rằng ta chẳng có ghen
Ta rằng ta chẳng có ghen
Chồng ta ta giữ, ta nghiền ta chơi -
Con cá nục gai bằng hai con cá nục vọng
-
Chim khôn đậu nóc nhà quan
Chim khôn đậu nóc nhà quan
Trai ngoan tìm vợ, gái ngoan tìm chồng
Xưa nay những khách má hồng
Thà hầu quân tử hơn chồng đần nguDị bản
-
Con hư là tại cha dung
-
Đêm qua lốp đốp mưa rào
Đêm qua lốp đốp mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Đôi bên bác mẹ thì già
Lấy anh hay chữ để mà cậy trông
Mùa hè cho chí mùa đông
Mùa nào áo ấy cho chồng đi thi
Hết gạo em lại gánh đi
Hỏi thăm chàng học trọ thì nơi nao
Hỏi thăm phải ngõ mà vào
Vai đặt gánh gạo, miệng chào: Kìa anh … -
Có được chồng ghiền như ông tiên nho nhỏ
-
Có chồng phải lụy theo chồng
Dị bản
-
Chồng già vợ trẻ là xinh
Chồng già vợ trẻ là xinh
Vợ già chồng trẻ như hình chị em -
Chồng như giỏ, vợ như hom
-
Chồng người xe ngựa người thương
-
Chồng người xe ngựa người yêu
Chồng người xe ngựa người yêu
Chồng em áo rách, em chiều, em thương -
Chồng em vừa xấu vừa đen
-
Chim bay về núi Sơn Trà
-
Chèo ghe vượt sóng qua sông
-
Đêm nằm tôi nghĩ tôi rầu
Đêm nằm tôi nghĩ tôi rầu
Làm dâu thật khổ từ đầu chí đuôi
Ra thân tối mặt vùi đầu
Các chị sung sướng riêng dâu mẹ hành
Chê tôi khờ dại không lanh
Mẹ đào mẹ chửi mẹ hành xót xa
Công trình mẹ cha tôi đẻ tôi ra
Gả cho con mẹ còn bù của thêm
Phải thời chồng vợ trọn niềm
Sui gia đi lại ấm êm ở đời
Không nên mỗi đứa mỗi nơi
Tôi ra khỏi cửa để mẹ kiếm nơi sang giàu
Ở chi đây, mẹ mắng trước chửi sau
Ngày nào mẹ cũng cứ nghèo giàu mẹ đay -
Anh ơi anh ở lại nhà
-
Ham vui tôi mới tới đám đông
-
Chàng trẩy đi, trễ đã mấy đông
Chàng trẩy đi, kể đã mấy đông
Cho loan đón gió, cho rồng chờ mưa
Tấm gan vàng dạ sắt thiếp ngẩn ngơ
Lấy ai gìn giữ con thơ cho chàng
Nghĩa vợ chồng đồng tịch đồng sàng
Đồng sinh đồng tửcưu mang đồng lần
Chàng trẩy đi, vâng lệnh quân thân
Thiếp xin đôi chữ Tấn Tần hợp duyên
Nữa mai bóng quế dãi thềm
Bóng trăng thấp thoáng ngọn đèn mờ xanh
Chàng trẩy đi, nước mắt thiếp tôi chạy quanh
Chân đi thất thểu lời anh dặn dò
Chú thích
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bá niên
- Trăm năm (từ Hán Việt).
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Tầm
- Tìm (từ Hán Việt)
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Dung
- Biết là việc xấu, sai nhưng vẫn để tồn tại.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Ghiền
- Nghiện ngập.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Cam
- Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được.
-
- Giỏ cá
- Đồ đựng cá được đan bằng tre, giữa hơi thắt lại, trong miệng có hom để cá không chui ra ngoài được.
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Đũi
- Một loại vải dệt bằng sợi kéo từ kén cắn tổ của tằm tơ. Ở những kén tằm già được nhà nuôi tằm để lại để gây giống, hoặc không ươm tơ kịp, nhộng tằm cắn kén để chui ra thành con ngài, làm cho tơ kén bị đứt, không thể ươm thành tơ được nữa, mà chỉ có thể dùng để kéo thành sợi đũi. Vải đũi thô hơn lụa, nên xưa kia được cho là loại vải thường, chỉ nhà nghèo mới mặc.
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Thiên
- Trời (từ Hán Việt).
Thiên trời địa đất
Cử cất tồn còn
(Tam thiên tự - soạn giả Đoàn Trung Còn)
-
- Sơn Trà
- Tên một bán đảo nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên một ngọn núi thuộc khu vực này.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Công trình
- Công phu khó nhọc.
-
- Đay
- Nói đi nói lại cho bõ tức, với giọng điệu làm người ta khó chịu.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- La bàn
- Còn gọi là địa bàn, một dụng cụ xác định phương hướng, được người Trung Quốc phát minh vào khoảng thế kỉ 11. La bàn gồm có một kim nam châm luôn luôn chỉ phương Bắc - Nam. Từ này được tạo thành bởi hai chữ la (lưới - người Trung Quốc quan niệm trời đất là lưới võng, như thiên la địa võng) và bàn (vật tròn dẹt).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Đồng tịch đồng sàng
- Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
-
- Đồng sinh đồng tử
- Sống chết có nhau.
-
- Đồng lần
- Lần lượt như nhau, trước sau rồi ai cũng có, cũng phải làm, phải chịu hoặc phải trải qua.
-
- Quân thân
- Vua và cha mẹ (từ Hán Việt). Theo đạo Nho, trung với vua và hiếu với cha mẹ là hai phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của con người.
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)