Những bài ca dao - tục ngữ về "tướng mạo":

Chú thích

  1. Nốt ruồi son
    Nốt ruồi có màu đỏ hồng.
  2. Khó
    Nghèo.
  3. Tay gà bới: các ngón tay xòe ra. Tay chó bới: các ngón tay chụm lại.
  4. Mặt nạc đóm dày
    Mặt nạc là mặt có phần thịt hai má, trán, cằm nhô ra quá nhiều. Đóm dày là đóm (củi) chẻ dày bản, khó cháy. Cả câu chỉ người ngu độn.
  5. Mặt mo
    Mặt dày như cái mo, thường có nghĩa chê bai.
  6. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  7. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  8. Gia nô
    Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
  9. Đồng lân
    Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.
  10. Châu
    Hạt ngọc trai.
  11. Phú quý
    Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
  12. Phong lưu
    Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.

    Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
    Nợ phong lưu kẻ giả có người vay

    (Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)

  13. Tao nhã
    Thanh cao, nhã nhặn (từ Hán Việt).
  14. Cân phân
    Bằng nhau, đồng đều.
  15. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  16. Khanh tướng
    Khanh và tướng, hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.

    Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
    Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế

    (Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)