Những bài ca dao - tục ngữ về "trầu cau":
-
-
Trầu têm một lá
-
Trầu vàng nhỏ lá, rau dấp cá nhai giòn
-
Trầu vàng thắt ốp
-
Tuổi em mười tám đang tròn
-
Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu
Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu,
Vậy tôi để hàng rào, ai hiểu ý thời ăn -
Xa xôi ăn một miếng trầu
Xa xôi ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Trầu nầy anh chỉ cố công
Từ vua đến chúa cũng dùng trầu ta
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Vua quan cũng chuộng, phật bà cũng yêu -
Ơi em nho nhỏ, cắt cỏ giữ trâu
-
Miếng trầu ai rọc ai têm
Dị bản
Miếng trầu ai rọc ai têm
Miếng cau ai bổ mà nên vợ chồng
-
Trầu này tươi tốt mận đào
-
Cau già lỡ lứa bán trăm
Cau già lỡ lứa bán trăm
Chị nọ lỡ lứa biết nằm cùng ai? -
Em têm trầu, têm cho anh một miếng
Em têm trầu, têm cho anh một miếng
Anh có vợ nhà làm biếng quên têmDị bản
– Bạn ăn trầu cho ta một miếng
Chớ vợ ta ở nhà lười biếng không têm
– Bạn có ăn trầu để khoan đó đã
Để ta ăn rồi ta nhả bã ta cho
-
Đường về đêm tối canh thâu
Đường về đêm tối canh thâu
Nhìn anh tôi tưởng con trâu đang cười -
Trâu năm sáu tuổi còn nhanh
-
Trồng trầu tưới nước cho vông
-
Túi vóc mà thêu chỉ hồng
Túi vóc mà thêu chỉ hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng đi thi
Một mai chồng đỗ, vinh quy
Võng anh đi trước, em thì võng sau
Tàn quạt, hương án theo hầu
Vinh quy bái tổ, giết trâu ăn mừng -
Anh têm cho em miếng trầu là duyên là nợ
-
Đêm qua trăng sáng mập mờ
Đêm qua trăng sáng mập mờ
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vào vườn trẩy quả cau xanh
Bổ ra làm sáu trình anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi tàu
Ở giữa đệm quế, đôi đầu thơm cay
Mời anh xơi miếng trầu này
Dù mặn dù nhạt, dù cay dù nồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Cầm lược lại nhớ tới gương
Cầm khăn nhớ túi, nằm giường nhớ nhauDị bản
Sáng trăng, sáng tỏ mập mờ,
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vô vườn bẻ trái cau xanh
Bửa làm sáu miếng mời anh ăn trầu
Trầu em trầu thảm trầu sầu,
Ở giữa thì quế, hai đầu sâm nhungSớm mai gánh nước mờ mờ
Đi qua ngõ giữa tình cờ gặp anh
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu nầy ăn thật là cay
Dù mặn dù lạt dù cay dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Cầm lược thì nhớ tới gương
Cầm trầu nhớ túi, nằm giường nhớ nhau
-
Con cộc mà lấy thằng què
Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Têm trầu thì têm lạt vôi,
Bửa cau long hạt, cộc ơi là què!Dị bản
Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Đi chợ thì quên mua vôi,
Mua cau thiếu hạt, mua nồi thiếu vung
-
Có trầu chẳng để môi thâm
Chú thích
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Diếp cá
- Còn có tên là dấp cá, giấp cá, hay rau diếp, là một loại cây nhỏ được trồng để làm rau và làm thuốc. Rau diếp cá khi vò có mùi tanh như mùi cá (vì vậy có tên chữ Hán là ngư tinh thảo - cỏ tanh mùi cá), thường dùng ăn lá sống kèm với nhiều món như thịt nướng, chả giò bún, gỏi cuốn...
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Bánh canh
- Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Thương hồ
- Người đi buôn (từ Hán Việt 商胡). Ban đầu, người Trung Hoa gọi những lái buôn người nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Á, Ba Tư và Ả Rập, đến Trung Hoa buôn bán là "thương hồ" ("Hồ" nghĩa là người không phải dân tộc Hán). Về sau, "thương hồ" trở thành danh từ chỉ người đi buôn nói chung.
-
- Nhây
- (Làm việc gì) kéo dài, không dứt.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bửa
- Bổ (phương ngữ miền Trung).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Văn nhân
- Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Dưa hồng
- Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
-
- Nhân sâm
- Loại cây thân thảo, củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Gọi là nhân sâm vì củ sâm có hình dáng hao hao giống người (nhân). Nhân sâm là một vị thuốc rất quý, chữa được nhiều loại bệnh, bổ sung trí lực, đôi khi được thần thoại hóa thành thuốc cải tử hoàn sinh.
-
- Cộc
- Ngắn, cụt.