Những bài ca dao - tục ngữ về "trách móc":
-
-
Yêu anh em không nói khi đầu
Yêu anh, em không nói khi đầu
Yêu chi dang dở giữa cầu bắc ngang -
Con thì đói khóc như ri
Con thì đói khóc như ri
Chồng thì uống rượu li bì ngày đêm
Đem tiền mua lấy cái say
Hơi men giở giọng bầy nhầy bên tai
Bữa hôm cùng với bữa mai
Cua rang ốc nướng kéo dài thâu canh
Xương sông lá lốt lá chanh
Rau thơm rau húng tỏi hành chắt chiu
Trách ai không nghĩ một điều
Vợ con nheo nhóc nỡ liều uống say -
Anh ơi đường chẳng bao xa
Anh ơi đường chẳng bao xa
Anh không bước tới, để chốn phòng hoa em đợi chờDị bản
Anh ơi đường chẳng bao xa
Sao không bước tới, phòng hoa em chờ
-
Anh ở làm răng mà lăng nhăng líu nhíu
-
Anh nói với em mía ngọt hơn đường
-
Anh ngả tay cho em đề bốn chữ Vạn thọ vô cương
-
Anh đi ngang qua cửa sao không vào
-
Tiếc công lên thác xuống ghềnh
-
Gặp anh đây em phải hỏi găng
-
Áo rách còn bốn chéo đinh
-
Ai làm đó thảm đây sầu
-
Biển rộng mênh mông thấy thuyền với sóng
-
Trăm năm xe sợi chỉ điều
-
Đành lòng đẹp dạ anh chưa
Đành lòng đẹp dạ anh chưa
Làm cho em đứng giữa mưa em chờ -
Trách ai làm khóa rẽ chìa
Trách ai làm khóa rẽ chìa
Vu oan giá họa, mình lìa tôi ra -
Đau tương tư uống thuốc bạc trăm
Đau tương tư uống thuốc bạc trăm
Không thấy người nghĩa tới thăm chút nào -
Phải duyên ôi chồng hờn vợ giận
-
Đó rách mà đó nỏ trôi
-
Chàng ở bạc chớ thiếp không bạc
Chú thích
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lịu địu
- Trạng thái bận bịu do phải đeo mang và bị níu kéo nhiều. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng "Lịu địu:
- đa đoan, bận rộn, không rảnh
- bận bịu, vướng víu."
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Xảo ngôn
- Lời nói khéo, nhưng giả dối.
-
- Vạn thọ vô cương
- Thọ vạn năm chẳng cùng. Đây là lời chúc thọ.
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Găng
- Căng thẳng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chéo đinh
- Góc cổ áo (phương ngữ).
-
- Lao lư
- Day dứt, xót xa (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hiền thê
- Vợ hiền (từ Hán Việt).
-
- Đầm
- Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Phận hẩm duyên ôi
- Số phận hẩm hiu, tình duyên lỡ dở.
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi
Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi
Tế đổ làm Cao mà chó thế
Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ôi!
(Hỏng Thi Khoa Quý Mão - Tú Xương)
-
- Lung
- Nhiều, hăng. Nghĩ lung: nghĩ nhiều, gió lung: gió nhiều.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Trộ
- Nước (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Sút ngạc
- (Lưỡi dao) sút ra, rời khỏi cán dao.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).