Chiều hôm mây kéo bối bừa
Trời còn nắng ráo, ta chưa vội gì
Bao giờ kéo vẩy tê tê
Sắp gồng sắp gánh, ta về kẻo mưa
Những bài ca dao - tục ngữ về "thời tiết":
-
-
Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
-
Tua rua mọc, vàng cây héo lá
-
Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu
-
Gió đông là chồng lúa chiêm
-
Tháng mười có sấm, cấy trên nấm cũng được ăn
-
Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động
-
Mây thành vừa hanh vừa giá
-
Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy
-
Sáng bể chớ mừng, tối rừng chớ lo
Dị bản
Chớp bể chớ mừng,
Chớp rừng chớ lo
-
Trống tháng bảy, chẳng hội thì chay
-
Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới
Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa gần tới -
Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa
-
Mống cao gió táp, mống áp mưa rào
-
Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa
Mống dài trời lụt
Mống cụt trời mưa -
Mống chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm
Mống chiều mưa sáng
Ráng chiều mưa hôm -
Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa
-
Vẩy mại thì mưa, bối bừa thì nắng
-
Rét tháng ba bà già chết cóng
Rét tháng ba bà già chết cóng
-
Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ
Dị bản
Chú thích
-
- Bối bừa
- Mây trên trời kết lại trông như những vết bừa trên ruộng.
-
- Tê tê
- Còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), thân có lớp vẩy dày. "Vẩy tê tê" là đám mây có dạng như vẩy con tê tê.
-
- Sương muối
- Còn gọi là sương giá, hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất và bề mặt cây cỏ. Sương muối thường gặp ở các vùng cao miền Bắc vào những mùa đông rét, rất có hại với cây trồng và vật nuôi.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Nấm
- Mô đất cao.
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Mống áp
- Cầu vồng mọc thấp, gần mặt đất.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Vẩy mại
- Mây trên trời kết lại trông như những lớp vẩy cá mại.
-
- Mưa cữ
- Một tên gọi của mưa tháng mười. Có ý kiến cho rằng gọi là "mưa cữ" vì mưa tháng mười dễ làm người ta bị ốm, cảm khật khừ như bà ở cữ (vừa đẻ dậy).
-
- Mưa rấp
- Mưa lớn, mưa mịt mù.
-
- Trộ
- Trận (phương ngữ).