Cái dùi sơn đỏ, cái mõ sơn son
Ông sư, bà vãi cuộn tròn lấy nhau
Những bài ca dao - tục ngữ về "sư vãi":
-
-
Ăn cơm có canh, tu hành có vãi
Ăn cơm có canh, tu hành có vãi
-
Vợ sư sắm sửa cho sư
-
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Lại đây tôi kể đầu đuôi số mình
Số tôi quyết chí tu hành
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng
Ăn chay nằm mộng long đong
Chín chùa tôi chả bỏ không chùa nào
Biết rằng duyên số làm sao
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi
Chín chùa tu thế cả mười
Đúc chuông tô tượng xong rồi lại đi
Tôi nay tính khí cũng kỳ
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên
Đêm nằm tưởng gái nằm bên
Chú thích
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Son
- Màu đỏ.
-
- Chùa Sét
- Còn có tên là chùa Đại Bi, một ngôi chùa nay nằm ở thôn Giáp Lục, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, thờ Phật và Tứ Pháp.
-
- Mũ tỳ lư
- Một loại mũ của Phật giáo, được đặt tên theo Tỳ Lư Giá Na, tên chung của Pháp thân Phật tức là Đức Đại Nhật Như Lai của Mật giáo. Mũ thường được đội trong các tang lễ hoặc trai đàn chẩn tế.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).