Em như con chim phượng hoàng
Đỗ cao Thiên Nhẫn có mây vàng bao quanh
Những bài ca dao - tục ngữ về "phượng hoàng":
-
-
Chốn này vui vẻ, tưng bừng
-
Phụng hoàng đầu đỏ mỏ xanh
Phụng hoàng đầu đỏ mỏ xanh
Em nằm phòng vắng chờ anh lâu ngày -
Sáo đói thì sáo ăn đa
-
Thấy người yểu điệu đi qua
Dị bản
Hỡi người yểu điệu đi qua
Trùng triềng mắt phượng cho ta bận lòng
-
Con chim phụng hoàng bay ngang qua chợ
Con chim phụng hoàng bay ngang qua chợ
Anh lấy em về làm vợ, nuôi con. -
Phụng với rồng cũng đồng nhan sắc
Dị bản
Phụng với rồng cũng đồng nhan sắc
Kết cuộc rồi chồng Bắc vợ Nam
-
Phượng hoàng đậu cành cây đa
Phượng hoàng đậu cành cây đa
Sa cơ thất thế lủi theo bầy gà -
Chim phượng hoàng bay ngang qua chợ
Chim phượng hoàng bay ngang qua chợ
Kêu bớ bạn hàng trả nợ non sông -
Cần câu trúc, sợi chỉ bạc, cái lưỡi câu đồng
Cần câu trúc, sợi chỉ bạc, cái lưỡi câu đồng
Anh móc mồi con chim phụng câu rồng trên mây -
Mỗi người phải có một nghề
-
Mười hai cửa biển chàng ơi
-
Thuyền tôi ván táu, sạp lim
-
Cú đâu dám sánh phượng hoàng
-
Tiếc vàng đổ lộn với thau
-
Phượng hoàng chặt cánh đuổi đi
-
Phụng hoàng lẻ bạn sầu tư
-
Đồng nào đồng chẳng có chim
Đồng nào đồng chẳng có chim
Sao anh vác súng đi tìm non cao
Tay anh cầm khẩu súng đạn vàng
Lăm le muốn bắn phượng hoàng trên cây. -
Rồng giao đầu, phượng lại giao đuôi
Rồng giao đầu, phượng lại giao đuôi
Ngày nay tôi hỏi thiệt, mình thương tôi không mình? -
Chim quyên, chim én, chim phụng, chim nhàn
Chú thích
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Thiên Nhẫn
- Một dãy núi nằm giáp ranh giữa các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh với huyện Thanh Chương và Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Trên núi vẫn còn dấu tích thành Lục Niên do Lê Thái Tổ xây dựng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Mắt phượng
- Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Săng lẻ
- Còn có tên là bằng lăng, một loại cây cho gỗ dùng làm nhà, đóng thuyền.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Trùn
- Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Bìm bịp
- Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Tùng tam tụ ngũ
- Tụm năm tụm ba (thành ngữ Hán Việt).
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.