Tay cầm nọc cấy chợt thấy bạn vàng
Tử sinh chỉ nguyện mình chàng chàng ơi
Những bài ca dao - tục ngữ về "lúa mạ":
-
-
Tiền trả, mạ nhổ
-
Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa
Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa
-
Bao giờ cho mạ lên non
-
Ngó lên đám mạ ba rò
-
Tay cầm nọc cấy ngẩn ngơ
Tay cầm nọc cấy ngẩn ngơ
Tay san bó mạ đợi chờ chị em -
Dân nghèo đi gặt lúa ma
-
Mần thơ bằng lá trâm bầu
-
Thương em chẳng dám trao trầu
-
Tay cầm bó mạ sớt hai
Tay cầm bó mạ sớt hai
Em nửa, anh nửa, kề vai phân trần -
Cây oằn nhờ bởi tại hoa
-
Tung ta tung tẩy
-
Trâu ai ăn mạ
Chú thích
-
- Nọc
- Nông cụ cầm tay bằng một khúc gỗ tròn có tra cán, dùng để xoi một lỗ trên đất ruộng khô rồi cấy cây lúa vào đó.
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Tiền trả, mạ nhổ
- Nhận tiền rồi mới giao hàng (mạ). Câu này có ý nghĩa giống như câu Tiền trao cháo múc.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Rò
- Phần đất nhô cao để vãi hạt lúa trong đám mạ. Mỗi đám mạ được chia làm nhiều rò mạ, mỗi rò cách nhau bởi một đường nước nhỏ. Khi gieo, người ta lội dưới đường nước này để vãi giống lên các rò mạ.
-
- Lúa ma
- Một loại lúa mọc hoang, thân cao đến 2m, cho gạo ăn được nhưng không ngon. Có tên gọi như vậy vì khi chín, hạt lúa sẽ tự rụng vào ban ngày, nên những người nông dân nghèo phải đi thu hoạch vào ban đêm, từ khuya tới sáng sớm. Trước kia lúa ma mọc rất nhiều ở các vùng trũng Tây Nam Bộ, nhất là vào mùa nước lớn.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Trâm bầu
- Một loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.
-
- Gió Nam lầu
- Gió từ lầu cao ở phía Nam thổi tới, có cùng ý nghĩa như gió non Nam.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Oằn
- Cong xuống, trĩu xuống vì sức nặng.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.