Những bài ca dao - tục ngữ về "lúa chiêm":

Chú thích

  1. Chiêm chấp chới, mùa đợi nhau
    Lúa chiêm hễ cấy trước là trổ trước (“chấp chới” giữa những thửa chưa trổ). Trong khi đó, lúa mùa dù cấy sớm hay muộn lại chờ đến dịp mới đồng loạt trổ cờ (cứ như là đợi nhau vậy).
  2. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  3. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Do đồng đất thường trũng, chỉ mưa có một đêm mà cả cánh đồng ở Đập Nữ (xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường) đã chìm nghỉm, nước ngập đến cằm không gặt được.
  4. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  5. Chạp
    Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
  6. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Với vụ chiêm, muốn lúa tốt phải ném mạ vào rằm tháng chín âm lịch, cấy tháng chạp. Lúa sẽ tốt ngập đồng, khi gặt không có đất trống để đặt chân, phải đạp lên gốc rạ mà cắt lúa.
  7. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  8. Ngặt
    Nguy hiểm, gian nan, cùng túng, hết thế (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
  9. Chiêm, mùa
    Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
  10. Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
  11. Lúa ré
    Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
  12. Cấy lúa ré, nếu thừa mạ thì cấy thêm. Ngược lại, cấy lúa chiêm, thừa mạ thì nên bỏ đi.
  13. Khi nhổ mạ mùa, phải nhổ cho khéo, không nên để đứt trối (rễ mạ), còn khi nhổ mạ chiêm thì nên đậm cho sạch đất bám ở rễ mạ. Nếu không, lúa sau này sẽ xấu, chết, hoặc bé bông.
  14. Đối với mạ lúa mùa, chỉ cần ngâm cho hạt lúa giống nhú mộng lên là có thể đem gieo được, nhưng với lúa chiêm thì phải ngâm cho mộng lúa ra thật dài.
  15. Lúa chiêm chín vào đầu mùa mưa, nên thu hoạch sớm.
  16. Để chuẩn bị vụ chiêm, cần phải cày bừa rồi tháo nước vào ruộng cho tơi đất, thối cỏ. Để chuẩn bị vụ mùa, cần phải cày phơi cho đất ải.
  17. Gió đông thổi từ biển vào vào mùa hè, mang theo hơi nước tạo mưa giúp cho cây lúa vụ chiêm phát triển. Gió bắc thổi vào mùa đông, giúp lúa vụ mùa (vụ đông) thụ phấn tốt, đạt năng suất cao.
  18. Chích chòe
    Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.

    Chích chòe lửa

    Chích chòe lửa

  19. Tỏ
    Sáng, rõ.
  20. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  21. Có bản chép: nép ở