Em có chồng còn nhỏ như ngọn cỏ còn non
Loan phòng kia chưa nhập, dạ còn như xưa
– Đường đi không lở cũng mòn
Lẽ đâu có lẽ hoa còn duyên tươi
Em nói ra sợ chúng bạn cười
Cá đôi ba buổi chợ, còn khoe tươi nỗi gì?
Những bài ca dao - tục ngữ về "loan phòng":
-
-
Ngồi buồn nghĩ chuyện bao đồng
Ngồi buồn nghĩ chuyện bao đồng
Thương anh chết vợ, bỏ loan phòng quạnh hiu -
Đi ngang nhà nhỏ
-
Anh về dọn dẹp loan phòng
-
Đêm khuya nước mắt ròng ròng
-
Ngó lên trời thấy mây trong lại trắng
Ngó lên trời thấy mây trong lại trắng
Ngó xuống nước thấy nước trắng lại trong
Nhỏ nhỏ như em chắc dạ bền lòng
Lỡ duyên chịu lỡ, đóng cửa loan phòng đợi anh. -
Anh về để áo lại đây
Anh về để áo lại đây
Những khi em nhớ cầm tay đỡ buồn
Anh về xin chớ về luôn
Phòng loan trăng úa gió luồn thâu đêm -
Thương ai ra ngóng vào trông
Thương ai ra ngóng vào trông
Thương ai ra đứng bờ sông đợi chờ
Thương ai đi ngẩn về ngơ
Đêm mất giấc ngủ, ngày ngơ ngẩn sầu
Thương ai ra đứng đầu cầu
Lược sưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Chiếu hoa bỏ vắng không ngồi
Phòng loan bỏ vắng mặc người quay tơ
Muốn cho đó đợi đây chờ
Đừng như hoa lý hững hờ, ai ơi -
Chàng đi thiếp mới trồng hoa
-
Chịu oan một tiếng có chồng
Chịu oan một tiếng có chồng
Vắng vẻ loan phòng, có cũng như không -
Trăm kim đổi lấy lạng vàng
-
Phòng loan trải chiếu rộng thình
Phòng loan trải chiếu rộng thình
Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!Dị bản
Chú thích
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nhóm họ
- Một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt, được tổ chức ở nhà gái một ngày trước khi làm lễ đưa dâu. Trong lễ này họ hàng nhà gái tề tựu đông đủ, cô dâu lạy từ biệt cha mẹ để về nhà chồng. Đồng thời, cha mẹ cô dâu trao của hồi môn và họ hàng cô dâu trao quà cưới.
-
- Rước dâu
- Lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Vào đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ vật (các quả hộp: trầu cau, rượu, bánh phu thê...) đến để rước dâu về.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sưa
- Thưa (phương ngữ).
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Gương tư mã
- Loại gương soi ngày xưa.
-
- Cẩm lai
- Một loại cây cao, tán rộng, cho gỗ rất cứng. Gỗ cẩm lai là một loại gỗ quý, được khai thác để làm nhà cửa, bàn ghế, đồ thủ công mĩ nghệ...
-
- Rộng thình
- Rộng quá mức cần thiết, thường có hàm ý chê (phương ngữ Nam Bộ).