Làm dâu khó lắm em ơi
Cho ăn cơm sống chồng thôi cũng vừa
Những bài ca dao - tục ngữ về "làm dâu":
-
-
Làm dâu cực nhọc long đong
Làm dâu cực nhọc long đong
Khuya còn giã gạo lưng không được nằm -
Mụ o chèo chẹt không chi
-
Quốc kêu khắc khoải mùa hè
-
Làm dâu cha mẹ chồng có chừng, có đỗi
-
Em có chồng hồi còn nhỏ
Em có chồng hồi còn nhỏ
Như con thỏ mắc vòng
Về làm dâu, cha mẹ chồng dằn mâm đập chén
Anh có đau lòng hay không? -
Em nấu cơm quên đơm vào rá
-
Cha mẹ bên chồng như trời như biển
-
Một trăm mụ o thì xâu một nách
-
Chàng nhìn thiếp rưng rưng hột lụy
-
Ai ơi phải nghĩ trước sau
Ai ơi phải nghĩ trước sau
Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi
Làm thì xem chẳng ra gì
Làm tất làm tả, nói thì điếc tai
Đi ngủ thì hết canh hai
Thức khuya dậy sớm, mình ai dãi dầu
Sớm ngày đi cắt cỏ trâu
Trưa về lại bảo: ngồi đâu, không đầy
Hết mẹ rồi lại đến thầy
Gánh cỏ có đầy cũng nói rằng vơi
Nói thì nói thật là dai
Lắm câu chua cạnh, đắng cay trăm chiều
Phận em là gái nhà nghèo
Lấy phải chồng giàu, ai thấu cho chăng
Nói ra đau đớn trong lòng
Chịu khổ chịu nhục suốt trong một đời -
Làm dâu về nhà người ta
Làm dâu về nhà người ta
Ăn no ngủ nướng mẹ la chồng rầy -
Phận em còn nhỏ còn khờ
Phận em còn nhỏ còn khờ
Làm dâu chưa đặng thì nhờ có anhDị bản
-
Bước lên ba bước lại ngừng
Bước lên ba bước lại ngừng
Tuổi em còn nhỏ chưa từng làm dâu
Làm dâu khó lắm ai ơi
Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám thanDị bản
Làm dâu khó lắm anh ơi
Bát cơm đôi đũa cũng nhờ tiếng anh
-
Anh làm rể bên em, có cha mà không có mẹ
Anh làm rể bên em, có cha mà không có mẹ
Em làm dâu bên anh, có mẹ mà không có cha.
Bữa ăn nước mắt nhỏ sa,
Thân phụ ơi thân phụ hỡi, đi đâu mà bỏ con -
Nước lên khỏi chậu tràn âu
-
Làm dâu vụng nấu vụng kho
Làm dâu vụng nấu vụng kho
Chồng không bắt bẻ, mụ o nhún trề -
Năm ni em mắc chăn tru
Dị bản
Năm ni em mắc chăn bò
Vài năm chi nữa về lo việc nhà
-
Gà lạc chuồng gà kêu chíp chíp
-
Trời xanh nước biếc một màu
Chú thích
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xuất gia
- Rời khỏi gia đình (từ Hán Việt).
-
- Đỗi
- Độ, chừng, mức (quá đỗi, đỗi đường).
Tình ý theo người đi một đỗi
Một đỗi, dài hơn bốn chục năm
(Nhớ có lần, trên Bắc khuya, nghe một lão đàn hát - Tô Thùy Yên)
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Thân phụ
- Cha (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ông chú
- Em trai của chồng.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Âu
- Đồ bằng gang hoặc sành, bụng tròn, dùng để đựng nước hoặc gạo.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Du
- Dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
-
- Song toàn
- Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Hồ Việt
- "Hồ" chỉ các dân tộc sống về phía bắc, "Việt" chỉ các dân tộc sống về phía nam Trung Quốc ngày trước. Hồ Việt chỉ sự xa xôi cách trở.
Chữ rằng: Hồ Việt nhứt gia
Con đi tới đó trao qua thơ này
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)