Tôi đi trời nắng chang chang
Đi đến giữa đàng thì gặp anh Đô
Cho anh đi một góc ô
Cùng bạn học trò, ta phải giúp nhau
Giúp anh, tôi mất gì đâu
Anh đỡ nhức đầu, tôi chẳng quản công
Những bài ca dao - tục ngữ về "học trò":
-
-
Anh về cắm nọc căng dây
-
Không ngon cũng bánh lá gai
-
Đi đâu mang sách đi hoài
-
Anh đồ, ơi hỡi anh đồ
-
Chiều chiều ra đứng vạt gò
-
Ai đi đợi với tôi cùng
-
Tiếng anh nho sĩ học trò
-
Cha mẹ anh giàu cho anh ăn học
Cha mẹ anh giàu cho anh ăn học
Anh không chịu học, anh bỏ đi đâu
Bây giờ làng bắt vác đuốc thui trâu
Nghĩ càng thêm tủi, thêm sầu cho anh -
Thấy anh theo dõi bút nghiên
Thấy anh theo dõi bút nghiên
Em đây xin hỏi, trời nghiêng bên nào?
– Anh từng đọc sách bên Tàu
Đất nghiêng thì có, trời nào đâu nghiêng -
Thấy anh ra vẻ học trò
Thấy anh ra vẻ học trò
Lại đây em hỏi con cò mấy lông?
– Em về đếm cát bờ sông
Đếm coi mấy hạt anh nói lông con cò -
Sử kinh anh quyết giồi mài
-
Chiều chiều xách chén mua tương
-
Mình xanh tay đỏ bút chì
-
Tiếng anh ăn học cao cường
-
Học trò ăn vụng cá kho
-
Học trò đèn sách hôm mai
-
Mưu con đĩ, trí học trò
Mưu con đĩ, trí học trò
-
Tiếng anh nho sĩ học trò
-
Học trò thò lò mũi xanh
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc hoặc con Nhứt Trò.
-
- Bánh ít lá gai
- Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Trò.
-
- Có bản chép: trắp.
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Giồi mài
- Mài cho sắc và giồi (chà, đánh) cho bóng loáng. Nghĩa bóng là cố công rèn luyện, thường trong việc học hành thi cử.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Áo cổ giữa
- Cũng gọi là áo cổ trịt (cổ trệt), một loại áo ngắn của người bình dân, gài nút trước ngực, không bâu, nếu là áo nam thường có xẻ nách, còn áo nữ thì bít kín.
-
- Cơm lương
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cơm lương, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Hào
- Giỏi, tài trí hơn người.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Can dạ
- Lòng dạ (can nghĩa là gan, từ Hán Việt).
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.