Dây lưng bốn mối phủ phê
Nón Gò Găng chạm chữ thả rê đi các làng
Những bài ca dao - tục ngữ về "Gò Găng":
-
-
Giữa đường không tiện nói năng
-
Ai về Ðập Ðá quê cha
Dị bản
-
Gò Găng có nón chung tình
Gò Găng có nón chung tình
Ở đây có một dạ với mình, mình ơi -
Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ
-
Gỏi chình Châu Trúc
-
Cưới nàng đôi nón Gò Găng
-
Chàng cưới thiếp bạc nén, vàng thoi
Chàng cưới thiếp bạc nén, vàng thoi
Chàng về lựa họ cho hẳn cho hòi
Đàn ông đội nón Gò Găng quai tả
Đàn bà nón thượng quai liền
Con trai đi hậu vác tiền
Mặc áo màu huyền, bịt khăn nhiễu lượt
Võng chàng đi trước, võng thiếp theo sau
Thiên hạ ngó vô: Đám cưới nhà giàu!
Sui gia cũng xứng, kép đào cũng xinh -
Thuốc An Lương hương thơm, khói nhẹ
-
Nón ngựa Gò Găng
-
Chàng đi đường dẫu gặp khó khăn
Chàng đi đường dẫu gặp khó khăn
Cũng sao ghé lại Gò Găng quê mình
Vào đây em tặng nón chung tình
Hình chàng bóng thiếp in hình đôi ta -
Anh về Đập Đá, Gò Găng
Anh về Đập Đá, Gò Găng
Để em kéo vải sáng trăng một mìnhDị bản
Anh về Đập Đá, Gò Găng
Cùng em kéo sợi dưới trăng chung tình
Chú thích
-
- Xửng mưa
- Bớt mưa, sắp tạnh mưa (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Đập Đá
- Một địa danh nay là một phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày xưa đây là vùng sông nước, nhân dân phải đắp đập bổi để canh tác, gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức là Đập Đá. Nằm ở phía đông thành Đồ Bàn xưa của Chiêm Thành và thành Hoàng Đế sau này của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc, nơi đây hội tụ nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo để cung cấp cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng: dệt vải, rèn, đúc đồng, gốm, kim hoàn...
Hiện nay Đập Đá là một địa điểm du lịch có tiếng của Bình Định.
-
- Phú Đa
- Một ngôi chợ thuộc thôn Tân Dân, thuộc tổng Háo Đức thượng, nay thuộc xã An Nhơn, thị xã Nhơn An, tỉnh Bình Định. Theo người xưa thì ông Võ Văn Thành, quê ở Phú Đa làm quan đại thần dưới triều chúa Nguyễn Phúc Trăn (1678 – 1691) và ông tổ họ Trần là những người có công thành lập chợ. Nhờ nằm trên các trục lộ giao thông, xe cộ, thuyền bè qua lại thuận tiện nên thời bấy giờ Phú Đa là một trung tâm thương mại ở phía nam Bình Định. Chợ họp một tháng 6 phiên vào những ngày 4 và 9 (4, 9, 14, 19, 24, 29) mỗi tháng. Ngoài ra, ngày nào cũng có chợ chiều đông đúc phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân cả vùng.
-
- Phú Phong
- Một địa danh nay là thị trấn huyện lỵ huyện Tây Sơn, nằm về phía tây của tỉnh Bình Định, từ xưa đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa.
-
- Gỏi chình Châu Trúc
- Món gỏi đặc sản của tỉnh Bình Định, làm từ cá chình đánh bắt từ đầm Châu Trúc, cùng với các gia vị như bột ngọt, nước mắm ngon, đường cát trắng, nước chanh tươi, tiêu bột, ớt chín, đậu phụng rang, chuối chát non thái mỏng, khế lát và rau thơm các loại... trộn đều, ăn với bánh tráng nướng hay dùng bánh tráng gạo thấm nước cuốn tròn thành từng cuốn, chấm mắm gừng.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Tam Quan
- Thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định, thuộc huyện Hoài Nhơn. Đây nổi tiếng là "xứ dừa" của Bình Định.
-
- Nem chợ Huyện
- Nem ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là đặc sản rất nổi tiếng của tỉnh Bình Định.
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Trầu nguồn
- Loại trầu của đồng bào dân tộc trồng trên núi, có lá to, hương đậm.
-
- Họ
- Những người thuộc đàng trai (hoặc đàng gái) trong đám cưới. Cũng gọi là họ nhà trai, họ nhà gái.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Huyền
- Màu đen (từ Hán Việt).
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đào, kép
- Vai diễn trong một vở tuồng, chèo, cải lương... Đào là vai nữ, kép là vai nam. Cô dâu, chú rể trong đám cưới đôi khi cũng gọi là đào kép.
-
- An Lương
- Một địa danh thuộc xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đây là trung tâm buôn bán phồn thịnh bậc nhất của huyện, hình thành và phát triển trong nền kinh tế hàng hóa phôi thai của thời cuối nhà Lê đầu Nguyễn. Vào ngày chợ phiên xe máy, xe thồ, xe ngựa chở hàng song mây, tre nứa, đồ nan, gỗ dân dụng kìn kìn đổ về chợ. Thuốc lá cũng là đặc sản của địa phương này.
-
- Hòa Hội
- Một địa danh thuộc xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Chợ Gồm
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Chợ Gò Chàm
- Tên một phiên chợ ở Bình Định. Trước đây chợ ở cách thị trấn Bình Định khoảng hai cây số về phía Bắc. Vùng này có tên là xứ Lam Kiều vì trồng nhiều cây chàm để nhuộm vải, vì vậy chợ có tên chữ là Lam Kiều thị. Đúng ra phải gọi là chợ Cầu Chàm, nhưng dân chúng lại quen gọi là chợ Gò Chàm. Bởi đó, có người còn cho rằng chợ được lập trên vùng đất gò có nhiều mồ mả người Chàm. Năm 1940, chợ Gò Chàm dời vào khu đất phía đông bắc bên ngoài thành Bình Ðịnh, sát với khu phố của thị trấn và đổi tên là chợ Bình Ðịnh, hay chợ Thành, nhưng dân chúng vẫn quen gọi tên cũ. Chợ mới vẫn giữ vai trò lớn nhất tỉnh, nhóm chợ mỗi ngày và mỗi tháng có sáu phiên vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28. Ngoài ra, xưa nay vẫn giữ lệ phiên chợ 23, 28 tháng chạp âm lịch nhóm suốt ngày đêm và đông hơn các phiên chợ khác trong năm.
-
- Bún song thần
- Tên gốc là song thằng, có nghĩa là dây (bún) đôi, một loại bún của vùng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bún song thần là đặc sản của người Minh Hương, tương truyền có từ thế kỷ thứ 18, nghĩa là lúc người Hoa đến định cư ở đây và phát triển làm bột đậu xanh và nghề làm bún. Bún song thần dùng để xào hay nấu canh cá đều ngon.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Nhơn Ngãi
- Tên một trong bốn tổng của phủ An Nhơn, Bình Định ngày trước.
-
- Hưng Long
- Một địa danh nay thuộc xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.