Hồi buổi ban đầu,
Em biểu anh têm ba miếng trầu cùng ly rượu lạt,
Anh lắc đầu sợ tốn,
Giờ em đã có chồng, sao anh biểu trốn theo anh?
Những bài ca dao - tục ngữ về "cưới hỏi":
-
-
Em đành phụ mẫu không đành
-
Dựng vợ gả chồng
Dựng vợ gả chồng
-
Tấm giấy vàng đề hàng chữ thọ
Tấm giấy vàng đề hàng chữ thọ
Rước em về hai họ chứng minh. -
Ba nơi đi nói chẳng màng
-
Thùng thùng cắc cắc
-
Kết tóc xe tơ
-
Mạ non mà cấy đất biền
-
Đờn độc huyền nhỏ tiếng kêu thanh
-
Tuy anh nghèo nhưng dòng họ anh đông
Tuy anh nghèo nhưng dòng họ anh đông
Người giúp một đồng, cũng đủ cưới em -
Ai chê đám cưới, ai cười đám ma
-
Đây đã chèo lơi chờ người tri kỉ
-
Chuồn chuồn bay thấp
Chuồn chuồn bay thấp
Nước ngập ruộng vườn
Nghe lời em nói càng thương
Anh về mua đất lập vườn cưới em.Dị bản
Chuồn chuồn bay thấp
Mưa ngập ruộng vườn
Nghe lời nói lại càng thương
Thương em, anh muốn lập vườn cưới em.
-
Hai đưa mình đành, phụ mẫu cũng đành
Đấng làm cha mẹ đâu nỡ dứt duyên lành của con -
Tưởng giếng sâu qua nối sợi dây cụt
Tưởng giếng sâu qua nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt cái sợi dây
Qua tới đây mà không cưới được cô Hai mầy
Qua chèo ghe ra biển… đợi nước đầy qua chèo vôDị bản
Tui thề không cưới đặng cô nàng
Thà tui chèo ra biển cả nước tràn tui chèo vô.
-
Thò tay ngắt ngọn dưa leo
-
Tháng mười mắc tuổi đôi ta
-
Tai nghe nẫu đã sang nhà
Tai nghe nẫu đã sang nhà
Chờ ngày đi hỏi vậy, mà có không
Kẻ đồn có, người lại nói không
Có không nói thiệt, để anh trông mất lòngDị bản
Tai nghe họ đã viếng nhà
Chờ ngày đi hỏi, vậy mà có không?
-
Tai nghe chạo rạo xóm Bầu
-
Cô dâu hư đã quá chừng
Chú thích
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Đất biền
- Vùng đất ven sông, ngập nước khi thủy triều lên.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Ai chê đám cưới, ai cười đám ma
- Trong đám cưới hoặc đám ma, gia chủ rất bận rộn, nên nếu có gì sơ xuất cũng dễ (hoặc nên) được bỏ qua.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Dưa chuột
- Một giống dưa cho quả vỏ xanh, có nhiều nước, ăn rất mát. Dưa chuột còn là một vị thuốc dân gian, có tác dụng giảm đau, giảm rát họng, làm đẹp da. Ở miền Nam, giống dưa này được gọi là dưa leo.
-
- Đững
- Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Mắc tuổi
- Không hợp tuổi. Theo tín ngưỡng dân gian, trai gái cưới nhau phải hợp tuổi thì mới sống hạnh phúc, còn ngược lại (khắc tuổi, mắc tuổi) thì vợ chồng sau này dễ có bất hòa, thậm chí gặp nhiều xui rủi.
-
- Chạo rạo
- Xôn xao, ồn ào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Xóm Bầu
- Một thôn nay thuộc xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Thưa thớt
- Đểnh đoảng (phương ngữ Nam Trung Bộ).