Em là con gái xứ Nam
Chăm nghề đi cấy sang làm xứ Đông
Đồn rằng xứ Bắc cao công
Trốn cha trốn mẹ trốn chồng mà đi
Những bài ca dao - tục ngữ về "con gái":
-
-
Anh như cây quế nở trong nhà
-
Em là con gái đồng chiêm
-
Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng
Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng
-
Em là con gái cửa dinh
Em là con gái cửa dinh
Qua dinh cụ lớn, cụ rình cụ nom
Của em chẳng để ai dòm
Cáo già hết ngó, mèo con cũng chừa -
Cha đời con gái xứ Đông
-
Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Dị bản
-
Bao giờ cho đến tháng hai
-
Làm thân con gái chẳng lo
-
Tiếng đồn con gái Bảo An
Dị bản
Tiếng đồn con gái Bảo An
Sớm mai đi chợ, tối đan mành mànhKhen cho cô gái Bảo An
Ban ngày dệt vải, tối đan mành mành
-
Gái lấy chồng như rồng có vây
Gái lấy chồng như rồng có vây
-
Con gái giống cha giàu ba họ
Con gái giống cha giàu ba họ
Con trai giống mẹ khó ba đời -
Hát cho chó cắn bò lồng
Hát cho chó cắn, bò lồng
Hát cho con gái bỏ chồng mà theo
Hát cho chó cắn, bò kêu
Hát cho ông lão trong lều bò ra -
Con gái mười bảy mười ba
Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ khóc la đòi chồng
Mẹ đạp một cái nơi mông
“Không nằm mà ngủ, chồng chồng chi mi!”Dị bản
-
Ba La đất tốt trồng hành
-
Con gái mười bảy đôi mươi
Con gái mười bảy đôi mươi
Xuống bến mà tắm, cá chui vô quần
Gái buồn gái nhảy tưng tưng
Về nhà mách chị, chị bưng miệng cười
Chị rằng: “Đừng sợ cá chui”
Cá chui mặc cá, mình vui mặc mình
Mai kia cô sẽ lấy chồng
Cái đêm động phòng như bị cá chui -
Làm thân con gái phải lo
Làm thân con gái phải lo
Mùa đông rét mướt ai cho mượn chồng. -
Nửa đêm giờ Tí canh ba
-
Sáng ngày tôi đi hái dâu
-
Con gái là con người ta
Con gái là con người ta,
Con dâu mới thật mẹ cha mua về.
Chú thích
-
- Xứ Nam
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Nam, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía nam kinh thành Thăng Long.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Liềm
- Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Tầm Vu
- Tên thị trấn của huyện lị Châu Thành, tỉnh Long An.
-
- Thủ Thừa
- Tên một huyện thuộc tỉnh Long An. Địa danh này được cho là bắt nguồn từ tên ông Mai Tự Thừa, người đã có công mở làng, lập chợ, khai phá vùng đất này vào đầu thế kỉ 19.
-
- Mỹ Tho
- Thành phố tỉnh lị thuộc tỉnh Tiền Giang. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Khmer srock mé sa, mi so, nghĩa là "xứ có người con gái nước da trắng." Lịch sử hình thành của vùng đất này bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 17, một nhóm người Minh Hương di cư từ Trung Quốc đã được chúa Nguyễn cho về định cư tại đây và lập nên Mỹ Tho đại phố. Đô thị này cùng với Cù Lao Phố (thuộc Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay) là hai trung tâm thương mại lớn nhất tại Nam Bộ lúc bấy giờ. Trải qua nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, Mỹ Tho đại phố mất dần vai trò trung tâm thương mại về tay của vùng Sài Gòn - Bến Nghé.
Thành phố Mỹ Tho hiện nay là một đầu mối giao thông quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và du lịch. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Mỹ Tho là hủ tiếu.
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Bài bây
- Kéo dài dây dưa, lằng nhằng (từ cổ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngủ Trưa.
-
- Bảo An
- Tên một làng nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bảo An là một làng có nghề nấu đường truyền thống từ thế kỉ 17, nhưng hiện nay đã mai một.
Xem phóng sự Nghề xưa còn một chút này về nghề nấu đường ở Bảo An.
-
- Mành mành
- Đồ dùng được làm từ tre, gỗ hoặc nhựa, thường được treo ở cửa chính hoặc cửa sổ nhà ở để che bớt ánh sáng.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mi
- Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
-
- Chết chủ
- Từ để chửi bới, tương tự như "mất dạy" (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ba La
- Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
-
- Vạn Tượng
- Tên một làng nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển bằng cửa Đại Cổ Lũy. Tại đây nổi tiếng với đặc sản là don.
-
- Mốc thích
- Mốc thếch, mốc đến trắng xám ra (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Muỗm
- Miền Nam gọi là quéo, xoài hôi, hoặc xoài cà lăm, một loại cây giống cây xoài, thân lớn, thường được trồng trong các sân đình, chùa. Quả muỗm giống vỏ xoài nhưng nhỏ hơn và chua chứ không ngọt như xoài, nên thường để nấu canh hoặc chấm muối ớt.
-
- Thạch bàn
- Phiến đá lớn, phẳng như cái mâm.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).