Những bài ca dao - tục ngữ về "con gà":
-
-
Máu gà lại tẩm xương gà
-
Thịt gà không lá chanh như anh không nàng
Thịt gà không lá chanh như anh không nàng
-
Thả đỉa ba ba
-
Anh ơi gà đã gáy dồn
-
Giàu lợn nái, lãi gà con
Giàu lợn nái, lãi gà con
-
Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn
Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn
Quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm. -
Tội vịt chưa qua, tội gà đã tới
Tội vịt chưa qua,
Tội gà đã tới -
Bốn giờ cắp nón đi ra
Bốn giờ cắp nón đi ra,
Mặt chó không biết, mặt gà cũng không -
Con gà mái ghẹ
Tè te té te
Con gà mái ghẹ
Đẻ mười gà con
Một con đi cày
Một con đi buôn
Một con ngồi buồn
Một con chết rấp
Một con béo mập
Một con béo phì
Một con theo dì
Ra đồng tập cấy
Một con cầm gậy
Đi đánh lợn rừng
Một con trợn trừng
Đánh con ó ọ
Một con dắt chó
Đi đuổi con beo… -
Con gà đỏ mồng
Con gà đỏ mồng
Chạy rông cả buổi
Cơm không chịu thổi
Lúa không chịu xay
Về nhà lăn quay
Nằm dài nhịn đói -
Vừa quen thì lại vừa già
-
Mười ba trăng lặn gà kêu
Mười ba trăng lặn gà kêu
Mười bốn trăng lặn gà đều gáy ran. -
Nuôi vịt, vịt đẻ trứng ra
Nuôi vịt, vịt đẻ trứng ra,
Có công nuôi gà, gà gáy cho nghe -
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy, người ba lần ngẫm nghĩ mới nói
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy
Người ba lần ngẫm nghĩ mới nói. -
Ai nuôi con gà trống con gà vàng
Ai nuôi con gà trống con gà vàng
Nửa đêm dậy gáy cho nàng nấu cơm -
Con chim trên núi, con gà dưới suối
-
Bảo quét sân đánh chết ba gà, bảo đi quét nhà đánh chết ba chó
Bảo quét sân đánh chết ba gà,
Bảo đi quét nhà đánh chết ba chó -
Gà về bới nát cỏ sân
Gà về bới nát cỏ sân,
Mèo buồn lại chạy kiếm ăn ngõ ngoài
Chó nằm hè gặm vỏ khoai,
Lợn ngồi ủi đất ngậm hơi gầy gò -
Gà khôn gà chẳng đá lang
Gà khôn gà chẳng đá lang,
Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi
Chú thích
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Máu gà lại tẩm xương gà
- Anh em trong một nhà có hiềm khích, đánh nhau đổ máu.
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Ba ba
- Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.
-
- Mỏ nhát
- Một loài chim nhỏ, lông rằn, vàng nâu, mỏ dài nhọn, bay rất nhanh và xa; thường kiếm mồi trong các ruộng ít nước ban ngày và kêu ban đêm. Người dân quê thường bắt chim mỏ nhát làm món nướng.
-
- Rái cá
- Còn gọi con tấy, loài động vật có vú sống ở nước ngọt (có loài sống nước mặn), lông dày, chân có màng da, bơi lội rất giỏi, bắt cá để ăn.
-
- Đồng Tròn, đồng Quang
- Tên hai cánh đồng thuộc nay thuộc địa phận Bái Đô, Đô Mỹ, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
-
- Sề
- Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).