Chiếu bông chiếu trắng chiếu ngắn chiếu dài
Tự em trải chiếu cho em ngồi
Gá duyên không đặng bồi hồi lá gan
Những bài ca dao - tục ngữ về "chiếc chiếu":
-
-
Vè bán chiếu
Ai mua chiếu hông
Chiếu bông chiếu trắng
Chiếu vắn chiếu dài
Chiếu dệt lầu đài
Cổ đồ bát bửu
Chiếu tây hột lựu
Da lợn bông bao
Chiếu rộng màu cau
Con cờ, mặt võng
Dệt bông chong chóng
Ngũ sắc, bá huê
Đẹp hết chỗ chê
Ngôi sao, tùng lộc
Chiếu trải giường hộc
Chiếu trải giường Tàu
Chiếu trải giường trước
Chiếu trải giường sau
Chiếu nào cũng có đủ
Trong gia chủ ai muốn mua thì mua -
Một tấm thanh tre là nghĩa
Một tấm thanh tre là nghĩa,
Một chiếc chiếu là tình,
Bấy lâu nay em thương bóng nhớ hình,
Bây giờ em hỏi thiệt anh có thương mình hay không? -
Anh như tán tía tàn vàng
-
Đêm nằm đắp chiếu bịt bùng
-
Buồn tình em lắm anh ơi
Buồn tình em lắm anh ơi
Không phải thiếu tiền, thiếu gạo, chỉ thiếu chiếc chiếu đôi mà buồn -
Chiếu bông mà trải góc đền
Chiếu bông mà trải góc đền
Muốn vô làm bé, biết bền hay không -
Từ rày giã bạn bạn ơi
-
Cô ơi, vết chiếu rành rành
Cô ơi, vết chiếu rành rành
Chén son chưa cạn mà tình đã vơi -
Cù cù tát nước ao bèo
-
Mấy khi bạn đến chơi nhà
-
Hôm qua anh nằm nhà anh
Hôm qua anh nằm nhà anh
Chiếu hoa khăn gấm xung quanh vây màn
Gió lạnh mà thương
Đêm nằm giở giấc
Chăn bông không đắp
Màn trướng để rơi
Lấy được mình rồi
Vui vầy nhân ngãi
Lược ngà lại chải
Gương ố lại trong
Lại đắp chăn bông
Chiếu hoa lại trải
Đàn bầu sáo thổi
Vui lắm mình ơi
Mong mình lắm lắm mình ơi
Khác gì mạ úa mong trời đổ mưa -
Chiếc chiếu treo là ngãi
-
Thương ai ra ngóng vào trông
Thương ai ra ngóng vào trông
Thương ai ra đứng bờ sông đợi chờ
Thương ai đi ngẩn về ngơ
Đêm mất giấc ngủ, ngày ngơ ngẩn sầu
Thương ai ra đứng đầu cầu
Lược sưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Chiếu hoa bỏ vắng không ngồi
Phòng loan bỏ vắng mặc người quay tơ
Muốn cho đó đợi đây chờ
Đừng như hoa lý hững hờ, ai ơi -
Những nơi mà chát như sung
-
Buồn ngủ lại gặp chiếu manh
Buồn ngủ lại gặp chiếu manh
Đã làm biếng lại gặp anh đứng đườngDị bản
Buồn ngủ lại gặp chiếu manh
Hay ăn, làm biếng gặp anh đứng đường
-
Chiếu manh lo phận chiếu manh
-
Thân em như bông cúc trên trang
-
Thân em như cái sập vàng
-
Thà rằng chiếu lác có đôi
Thà rằng chiếu lác có đôi
Còn hơn chăn gấm lẻ loi một mình
Chú thích
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Cổ đồ bát bửu
- Bức tranh cổ vẽ tám món đồ quý – xem thêm về Bát bửu.
-
- Ngũ sắc, bá huê
- Năm màu, trăm hoa.
-
- Giường hộc
- Loại giường phía dưới có hộc có thể kéo ra vào, để đựng quần áo, đồ đạc.
-
- Giường Tàu
- Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
-
- Gia chủ
- Chủ nhà (từ Hán Việt).
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Tía
- Màu tím đỏ.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Vi
- Vây.
-
- Ngầy
- Phiền nhiễu, bực mình.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cù cù
- Chim cu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đòi tru
- Dẫn trâu, dắt trâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rèo
- Chăn trâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mi
- Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
-
- Thu choa
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều của một số địa phương Bắc Trung Bộ, thường dùng với kiểu cách bề trên, như "chúng ta," "chúng tao"...
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Lược ngà
- Lược chải đầu làm từ ngà voi, là loại lược quý hiếm, đắt tiền.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thiên linh linh, địa linh linh
- Một câu "thần chú" theo tín ngưỡng dân gian. Cũng có nơi ghi và đọc là "Thiên minh minh, địa minh minh."
-
- Sưa
- Thưa (phương ngữ).
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Chiếu miến
- Loại chiếu nhỏ sợi, nằm êm.
-
- Điếu
- Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.
-
- Cói
- Còn gọi là cỏ lác, thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Cói cũng có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cây này được trồng để làm chiếu. Ở một số vùng, nhân dân đào lấy củ cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Xe
- Ống dài dùng để hút thuốc lào hay thuốc phiện. Ống cắm vào điếu bát để hút thuốc lào được gọi là xe điếu hoặc cần hút. Ống để hút thuốc phiện gọi là xe lọ.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Xong xanh
- Xông xênh.
-
- Trang
- Đồ bằng gỗ, được đóng hoặc treo trên tường, chỗ cao ráo, trang trọng để thắp nhang, đặt bình hoa và các vật phẩm khác để thờ cúng ông bà tổ tiên.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.