Trèo lên cây bưởi hái bòng
Đưa dao ta gọt xem lòng ngọt chua
Bòng em không ngọt không chua
Tiền trăm bạc núi chưa mua được bòng
Những bài ca dao - tục ngữ về "cây bưởi":
-
-
Qua tỉ như chùm gởi đáp nhờ
-
Mưa tháng bảy gãy cành trám
Dị bản
Tháng bảy mưa gãy cành trám
Tháng tám nắng rám trái bòng
-
Cái sáo mặc áo em tao
Cái sáo mặc áo em tao
Làm tổ cây cà
Làm nhà cây chanh
Đọc canh bờ giếng
Mỏi miệng tiếng kèn
Hỡi cô trồng sen!
Cho anh hái lá
Hỡi cô trồng bưởi!
Cho anh hái hoa
Cứ một cụm cà
Là ba cụm lý
Con nhà ông lý
Mặc áo tía tô …
Chú thích
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tầm gửi
- Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.
-
- Gá
- Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trám
- Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.