Những bài ca dao - tục ngữ về "cái cối":
-
-
Thinh thinh rinh cối đá
Dị bản
Làm thinh rinh cục bự
-
Trả ơn cái cối cái chày
-
Cãi chày cãi cối
Cãi chày cãi cối
-
Ước gì anh hóa ra hoa
Ước gì anh hóa ra hoa,
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước gì anh hóa ra chăn,
Để cho em đắp, em lăn cùng giường.
Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.Dị bản
Ước gì anh hóa ra hoa
Ðể em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hóa ra chăn
Ðể cho em đắp em lăn cùng giường
Ước gì anh hóa ra gương
Ðể cho em cứ vấn vương soi mình
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tôi cưới bà từ thuở mười lăm
Tôi cưới bà từ thuở mười lăm
Vợ chồng hủ hỉ ăn nằm với nhau
Nhớ hồi nào bà ốm bà đau
Tôi lo thang thuốc cho bà mau chóng lành
Bây giờ bà béo nước bà ngọt canh
Bà quên đi cái nghĩa ba sinh thuở nào
Tôi nói ra chẳng phải tính công lao
Tôi nuôi bà mập ú cặp nhũ bà tròn inh
Bây giờ bà bạc nghĩa bạc tình
Để tôi ngậm đắng cũng chịu đành vậy thôi
Gia tài chẳng có là bao
Chỉ có cái cối giã gạo của tôi với bà
Mai này lỡ có ra tòa
Bà rinh cái cối tôi na cái chày
Đêm về ngẫm nghĩ gác tay
Cái cối bà lạnh lẽo mới sang mượn cái chày của tôi.
Chú thích
-
- Khôn khéo vá may, vụng về chày cối
- Công việc vá may đòi hỏi sự khéo léo nhiều hơn những việc như giã gạo hay xay xát.
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Trẹt
- Dụng cụ sàng gạo hoặc để bày hàng hóa ở miền Trung. Trẹt được đan bằng tre, có vành nông, nhỏ hơn cái nia nhưng lớn hơn cái sàng, tương tự cái mẹt ngoài Bắc.
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Cùng
- Khắp, che phủ hết.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Nhũ
- Vú (từ Hán Việt).
-
- Na
- Mang theo, vác theo (phương ngữ, khẩu ngữ).