Những bài ca dao - tục ngữ về "Bến Lức":

Chú thích

  1. Thủ Thiêm
    Địa danh nay là một phường thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có bến đò Thủ Thiêm, xuất hiện vào khoảng năm 1912 để vận chuyển người và hàng hóa từ Thủ Thiêm băng qua sông Sài Gòn. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Cựu Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả” (Huyện Nghĩa An nay là quận 2 và quận 9. Sông Bình Giang tức sông Sài Gòn.)

    Thủ Thiêm nhìn từ bến Bạch Đằng

    Thủ Thiêm nhìn từ bến Bạch Đằng

  2. Thủ Đức
    Một địa danh thuộc Sài Gòn, nay là quận ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi Thủ Đức, có ý kiến cho rằng xưa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Lại có thuyết khác cho ông Tạ Dương Minh lấy tên vị quan tên Đức trấn thủ ngọn đồi nơi đây đặt tên chợ để tỏ lòng biết ơn.

    Chợ Thủ Đức

    Chợ Thủ Đức

  3. Bến Lức
    Tên một huyện thuộc tỉnh Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Huyện Bến Lức cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về hướng tây nam và cách thành phố Tân An (thủ phủ Long An) 15 km về hướng đông bắc.
  4. Thủ Đoàn
    Một địa danh trước đây thuộc địa phận tỉnh Long An.
  5. Long Điền Chợ Thủ
    Địa danh nay thuộc xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, trên đoạn đường từ thị trấn Mỹ Luông đến thị trấn Chợ Mới. Theo nhà văn Sơn Nam thì dịa danh Chợ Thủ là tên gọi tắt của Chiến Sai thủ sở, nằm ở phía tây sông Trà Thôn. Thủ là đồn quân có nhiệm vụ kiểm soát sông rạch, Chiến Sai là cách đọc trại của từ Khmer Kiên Svai (chòm cây xoài). Đến đời Minh Mạng, Thủ Chiến Sai đổi tên là bảo An Lạc. Ngoài ra nơi đây còn được gọi là Củ Hủ, Cù Hu hay Cỗ Hỗ.

    Long Điền Chợ Thủ có hai nghề truyền thống là dệt vải và đóng đồ mộc, chạm khắc gỗ.

  6. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  7. Gò Đen
    Quận của tỉnh Chợ Lớn cũ, do quận Trung Quận đổi tên từ ngày 04/02/1947. Năm 1957 quận Gò Đen giải thể, một phần đất đai nhập vào quận Bến Lức (nay là huyện Bến Lức), tỉnh Long An; phần còn lại lập thành quận Bình Chánh, tỉnh Gia Định (nay là huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện Gò Đen chỉ còn là địa danh vùng, bao gồm 3 xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi của huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Gò Đen nổi tiếng cả nước với đặc sản là rượu đế.

    Rượu đế Gò Đen

    Rượu đế Gò Đen

  8. Chợ Bến Thành
    Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.

    Chợ Bến Thành

    Chợ Bến Thành

  9. Gạo lức
    Cũng viết hoặc gọi là gạo lứt, gạo lật hoặc gạo rằn, loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo.

    Gạo lức

    Gạo lức

  10. Sóc Trăng
    Một tỉnh ven biển nằm ở hạ nguồn sông Hậu, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với chùa Đất Sét và chùa Dơi. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ," "cõi," Kh'leang là "kho," "vựa," "chỗ chứa bạc." Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng.

    Chùa Dơi

    Chùa Dơi

  11. Trấu càng
    Loại trấu nhỏ.
  12. Có bản chép: vì bạc vì vàng.