Anh em hiền thật là hiền
Bởi một đồng tiền làm mất lòng nhau
Những bài ca dao - tục ngữ về "anh em":
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh em bất nghĩa chi tồn
-
Anh em xem mặt cho vay
Anh em xem mặt cho vay
-
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Dị bản
Anh em kính trước, làng nước kính sau
Anh em lo trước, làng nước lo sau
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhà tôi có bảy anh em
-
Người dưng có ngãi thì đãi người dưng
Dị bản
Người dưng có ngãi thì đãi người dưng
Bà con không ngãi thì đừng bà con
-
Nhà em có vại cà đầy
-
Ai về đợi với em cùng
Ai về đợi với em cùng
Thân em nay Bắc mai Đông một mình
Chi bằng ruộng tốt đồng xanh
Vui cha vui mẹ vui anh em nhà. -
Bán anh em xa, mua láng giềng gần
Bán anh em xa
Mua láng giềng gần -
Anh em tứ hải giao tình
-
Con cô con cậu thì xa
Con cô con cậu thì xa,
Con chú con bác thật là anh em. -
Lúc khó thì chẳng ai nhìn
Dị bản
Khó hèn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng chín nghìn nhân duyên
-
Anh em như thể tay chân
Anh em như thể tay chân
-
Anh em như chân với tay
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnDị bản
Anh em như chân như tay
Vợ chồng như áo, cởi ngay tức thì
-
Anh em nào phải người xa
Chú thích
-
- Lâm
- Tới, đến, đụng phải, gặp phải (từ Hán Việt).
-
- Bất nghĩa chi tồn
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bất nghĩa chi tồn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ghe
- Từ cổ, cũng như mồng đốc (hay mồng đóc) chỉ một bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ.
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Địt
- Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đãi
- Đối xử tốt với ai.
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.
-
- Cao lương mĩ vị
- Món ăn ngon và quý nói chung (chữ Hán).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Tứ hải
- Bốn biển (người xưa cho rằng bốn mặt xung quanh đất liền là biển cả), dùng để nói chung cả thiên hạ.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Hai thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt song thân).